Cách tính chiều cao mái Thái chuẩn nhất – Lưu ý khi thi công

Mái thái là kiểu mái nhà phổ biến được ưa chuộng tại Việt Nam bởi tính thẩm mỹ cao, thiết kế độ dốc lớn giúp thoát nước tốt, bền bỉ và bảo vệ công trình trước tác động khắc nghiệt của thời tiết hiệu quả. Trong quá trình thi công loại mái này, nhiều gia chủ thắc mắc không biết cách tính chiều cao loại mái này để kiểm tra và hiệu chỉnh sao cho hợp lý nếu cần thiết. Trong bài viết này, ETOT sẽ hướng dẫn bạn cách tính chiều cao mái thái chuẩn nhất, cũng như những lưu ý thi công loại mái này đảm bảo an toàn, thẩm mỹ và hiệu quả.

Cách tính chiều cao mái Thái chuẩn nhất

Để thực hiện cách tính chiều cao mái Thái chuẩn nhất, bạn có thể áp dụng công thức sau:

Chiều cao mái Thái = Chiều rộng 1 bên mái x độ dốc mái (%)

Cách tính chiều cao mái thái

Ví dụ: Nếu chiều rộng một bên mái nhà bạn có kích thước 3m, độ dốc 80% – áp dụng công thức ta tính được như sau:

Chiều cao mái Thái = 3 x 80% = 2.1(m)

Như vậy, chiều cao mái Thái trong ví dụ mái nhà có chiều rộng 1 bên là 3m, độ dốc 80% là 2.1 mét.

Lưu ý khi thi công mái Thái cho công trình

Khi thi công mái thái cho công trình, có một số lưu ý quan trọng cần bạn cần lưu ý trước khi thi công để đảm bảo tính thẩm mỹ và yêu cầu chất lượng kỹ thuật của công trình:

  • Thống nhất về mặt kiến trúc: Để công trình có vẻ thẩm mỹ tốt nhất, bạn cần chốt phương án mẫu mái Thái ngay từ khâu thiết kế phối cảnh công trình. Điều này sẽ giúp ngôi nhà có một phong cách kiến trúc thống nhất, hạn chế tình trạng đột ngột thay đổi gây tốn chi phí, thời gian và công sức khi thi công.
  • Màu sắc: Lựa chọn tone màu sắc thống nhất với màu sơn ngoại thất với ngôi nhà. Điều này sẽ tạo ra vẻ đẹp của sự đồng bộ ton-sur-ton cho công trình, tránh tình trạng quá nhiều màu sắc gây rối mắt – gây giảm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
  • Độ dốc mái: Công trình sử dụng mái Thái phải có độ dốc tối thiểu 30 độ để đảm bảo tính thoát nước mưa tốt và tránh ứ đọng trên mái.
  • Phần ngói rìa cần lợp đầu tiên khi thực hiện thi công: Phần ngói rìa cần được lợp đầu tiên sau khi thi công, sao cho chúng đảm bảo che phủ hết hàng ngói chính đầu tiên. Toàn bộ ngói rìa cần được bắt vít cố định thông qua lỗ đục sẵn trên phần thân ngói để đảm bảo độ bền chắc chắn cho mái.
  • Chùi sạch vữa thừa còn bám trên ngói: Sau khi thi công, phần vữa thừa bám trên thân ngói cần được làm sạch để đảm bảo tính thẩm mỹ cho mái nhà.
  • Sơn các chi tiết hoàn thiện: Tiến hành sơn các đường vữa bị lộ bằng loại sơn trùng với màu ngói để tạo vẻ đẹp đồng bộ, thống nhất cho mái nhà bạn.

Mái thái

Trên đây là hướng dẫn các tính chiều cao mái thái chuẩn nhất mà ETOT chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết, bạn đã có thể tự tính toán được chiều cao mái Thái của công trình mình một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *