Sợi thủy tinh có độc không? – Lưu ý cần nhớ để sử dụng an toàn

Sợi thủy tinh là vật liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, từ xây dựng, sản xuất cho đến những ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về tính an toàn của loại vật liệu này, đặc biệt là liệu sợi thủy tinh có độc không?

Trong bài viết này, ETOT sẽ thông tin đầy đủ tới bạn về vật liệu sợi thủy tinh bao gồm: đặc điểm, ứng dụng và tính độc hại của chúng – cũng như các lưu ý để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe bản thân. 

Cùng bắt đầu nhé!

Sợi thủy tinh là gì? – Đặc điểm, ứng dụng

Sợi thủy tinh, như cái tên của nó, là những sợi siêu mịn (đường kính từ 4-34 mcm, nhỏ hơn sợi tóc) được kéo từ thủy tinh nóng chảy và đan lại với nhau. Bên cạnh thành phần chính là thuỷ tinh, sợi này còn lẫn các thành phần vô cơ như nhôm, Canxi Silicat và một lượng nhỏ các oxit kim loại khác. 

Sợi thủy tinh

Với thành phần cấu tạo trên, sợi thuỷ tinh có những đặc tính vượt trội đáng chú ý sau:

  • Ổn định về kích thước: Sợi thuỷ tinh không thay đổi kích thước dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm nhờ hệ số giãn nở thấp.
  • Khả năng chống chịu hóa chất: Không bị ăn mòn bởi hầu hết các hóa chất, trừ một số axit như H3PO4 nóng, axit HF và các chất kiềm mạnh.
  • Độ bền: Sợi thuỷ tinh có độ bền cơ học cao, khả năng dẫn nhiệt thấp, không dễ cháy và giữ được ít nhất 25% đặc tính ban đầu ở 1000 độ C.
  • Cách điện: Sợi thuỷ tinh có khả năng cách điện tốt ngay cả ở kích thước mỏng do đặc tính hút ẩm và điện môi thấp.
  • Khó xâm hại: Sợi thuỷ tinh thường không bị tác động phá huỷ từ tác nhân côn trùng hoặc động vật gặm nhấm.

Nhờ những đặc tính tuyệt vời trên, sợi thủy tinh được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như:

  • Vật liệu xây dựng: Tấm lợp lấy sáng, lớp lót bông thuỷ tinh tôn cách nhiệt, cửa, vách ngăn,…
  • Công nghệ: Được sử dụng làm cáp quang do độ tính bền chắc cao, tính phản quang tốt.
  • Ứng dụng khác: Vải chịu nhiệt/chống cháy, ống nội soi, vòi phun, vỏ tên lửa,…

Sợi thủy tinh có độc không?

Sợi thủy tinh không chứa chất độc hại. Tuy nhiên, trong quá trình thi công và sử dụng sợi thủy tinh có thể tạo ra những hạt bụi mỏng, nhẹ nhưng sắc bén và lơ lửng trong không khí, gây ra một số phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với da hoặc hít phải, được gọi chung là “phơi nhiễm sợi thủy tinh”. 

Sợi thủy tinh có độc không

Khi tiếp xúc với da, sợi thủy tinh có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy. Trong khi đó, khi hít phải sợi thủy tinh có thể gây kích ứng đến đường hô hấp, bao gồm các triệu chứng như ho, nghẹt mũi, đau họng và khó thở. Các triệu chứng này không kéo dài và sẽ hết khi người mắc không còn tiếp xúc với bụi thuỷ tinh một thời gian.

Đối với đồn đoán sợi thuỷ tinh gây ung thư da, theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng sợi thủy tinh khi được sử dụng làm vật liệu cách điện có thể tăng nguy cơ gây ung thư da cho những người tiếp xúc trong quá trình sản xuất.

Nhằm tránh phản ứng phơi nhiễm của sợi thủy tinh gây khó chịu cho da và đường hô hấp, những người lao động cần được trang bị đồ bảo hộ kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn tối đa cho sức khoẻ của mình.

Lưu ý khi sử dụng vật liệu làm từ sợi thủy tinh để đảm bảo an toàn

Khi sử dụng và làm việc với vật liệu từ sợi thuỷ tinh, bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn cao nhất cho bản thân mình:

  • Đeo khẩu trang, găng tay và kính bảo hộ khi tiếp xúc với vật liệu sợi thủy tinh.
  • Rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với vật liệu sợi thủy tinh.
  • Giữ cho khu vực làm việc luôn thông thoáng, sạch sẽ và lau dọn thường xuyên.
  • Tháo bỏ quần áo bảo hộ dính bụi sợi thủy tinh và giặt sạch trước khi mặc lại.

Sợi thủy tinh

Sợi thủy tinh là vật liệu hữu ích, nhiều đặc tính vượt trội và được ứng dụng đa dạng trong đời sống. Qua bài viết “Sợi thủy tinh có độc không? – Lưu ý cần nhớ để sử dụng an toàn”, ETOT khuyên bạn cần trang bị bảo hộ cẩn thận khi làm việc với loại vật liệu này để tránh các rủi ro tiềm ẩn không đáng có cho sức khỏe của mình

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *