Độ dốc mái tôn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thoát nước, chống thấm và thẩm mỹ cho công trình. Do đó, việc biết cách tính độ dốc mái tôn chuẩn là vô cùng quan trọng để thiết kế phần mái công trình vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa có công năng hiệu quả nhất. Trong bài viết này, ETOT sẽ hướng dẫn bạn cách tính độ dốc mái tôn chuẩn nhất, đồng thời chia sẻ tới bạn tiêu chuẩn độ dốc mái tôn của các dạng công trình phổ biến nhất hiện nay.
Cùng bắt đầu nhé!
Cách tính độ dốc mái tôn chuẩn nhất
Độ dốc mái tôn là tỷ lệ phần trăm giữa chiều cao và chiều dài của mái. Cụ thể, độ dốc mái tôn được tính bằng công thức sau:
Độ dốc (%) = (Chiều cao mái / Chiều dài một bên mái) x 100%
Ví dụ: Một công trình có chiều cao mái tôn là 1,5m và chiều dài một bên mái là 10m, thì độ dốc của nó là:
Độ dốc (%) = (1,5m / 10m) x 100% = 15%
Như vây, độ dốc mái của ví dụ trên là 15%.
Tiêu chuẩn về độ dốc mái tôn của các loại công trình phổ biến hiện nay
Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn của nhà cấp 4
Độ dốc mái tôn nhà cấp 4 cần được thiết kế tối thiểu từ 10% – 20%. Điều này là bởi, nhà cấp 4 được xây dựng trên diện tích rộng, do đó dộ dốc phải đủ lớn để thuận lợi trong việc thoát nước cũng như đảm bảo tính cân xứng cho căn nhà.
Độ dốc của mái tôn nhà ống
Độ dốc mái tôn nhà ống thường được thiết kế từ 10% đến 15%. Điều này là bởi nhà ống có diện tích hẹp về chiều ngang, do đó độ dốc mai không cần quá cao trong việc đảm bảo sự thuận lợi của việc thoát nước. Đồng thời, điều này sẽ còn giúp giữ được tính thẩm mỹ cho ngôi nhà và giảm thiểu tiếng ồn mỗi khi trời mưa.
Độ dốc của mái tôn nhà xưởng
Do có diện tích siêu rộng tới hàng nghìn mét vuông, độ dốc mái tôn nhà xưởng cần phải được thiết kế cao, cụ thể trong khoảng từ 10% đến 30%. Điều này giúp đảm bảo tính thoát nước và chống ứ đọng hiệu quả, tránh tình trạng thấm dột gây hư hỏng máy móc bên trong công trình.
Một số lưu ý khi thực hiện cách tính độ dốc mái tôn khi lợp mái
Khi thực hiện cách tính độ dốc mái tôn trước khi lợp, bạn nên lưu ý những điều sau để đảm bảo chất lượng thi công được hiệu quả nhất
- Độ dốc mái tôn tối thiểu: Với tất cả các công trình, bạn cần đảm bảo độ dốc mái tôn ít nhất là 10% để đảm bảo tính thoát nước hiệu quả, tránh tình trạng thấm dột.
- Loại và kích thước sóng tôn: Trước khi lắp đặt, cần xác định loại tôn lợp (5 sóng hay 10 sóng) và chiều cao sóng (cao hay thấp). Loại tôn có sóng càng lớn sẽ thoát nước tốt hơn và giúp bạn có thể giảm độ dốc khi thi công cho công trình của mình.
- Độ cao của mái tôn: Đối với mái tôn gần được lắp đặt với độ cao gần mặt sàn (dưới 2,4m), bạn nên gia cố thật chắc chắn để đảm bảo an toàn. Còn đối với mái được lắp đặt cao hơn (trên 2,4m so với mặt sàn), cần lắp đặt hệ thống ống thoát nước riêng để hỗ trợ việc thoát nước hiệu quả hơn.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của ETOT về cách tính độ dốc mái tôn chuẩn nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể tự tính toán được và tìm ra độ dốc mái tôn phù hợp nhất cho công trình mình. Chúc bạn thành công!