Nứt dọc là một hiện tượng phổ biến trên tường nhà, gây mất thẩm mỹ và hoang mang cho nhiều gia chủ về sự an toàn của công trình. Vậy tường nhà bị nứt dọc có nguy hiểm không? Trong bài viết này, ETOT sẽ cung cấp cho bạn A-Z những thông tin chi tiết về vấn đề này, đồng thời chia sẻ nguyên nhân, cách xử lý và kinh nghiệm phòng tránh nứt dọc tường hiệu quả.
Cùng bắt đầu nhé!
Tường nhà bị nứt dọc có nguy hiểm không? Ảnh hưởng của tường nứt dọc
Câu trả lời là Có. Mức độ nguy hiểm của tường nhà bị nứt dọc cao hay tháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, kích thước, độ sâu và nguyên nhân gây nứt. Cụ thể như sau:
- Độ nặng nhẹ, kích thước của vết nứt: Các vết nứt nhỏ, chân chim thường chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, không gây nguy hiểm cho kết cấu công trình. Ngược lại, vết nứt ăn sâu vào bên trong tường, có thể do nguyên nhân: lún nền, móng yếu, thi công sai kỹ thuật,… Chúng có thể tiềm ẩn nguy cơ sập đổ, ảnh hưởng đến an toàn của công trình.
- Vị trí: Vị trí nứt dọc khu vực xung yếu của công trình như gần cột, cửa ra vào,… nguy cơ sụt lún và đổ tường ngày càng cao.
- Kỹ thuật thi công: Những vết nứt dọc tường do khả năng thi công thợ kém có thể gây ra các rủi ro nguy hiểm ở mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào sự nghiêm trọng của lỗi trong quá trình xây dựng. Thông thường, thợ có tay nghề càng kém, mức độ nguy hiểm sẽ càng cao.
Bên cạnh vấn đề về an toàn, tường nứt dọc còn dẫn đến những hệ lụy khác như:
- Thấm dột: Nước mưa, ẩm ướt dễ xâm nhập qua các vết nứt gây hư hại nội thất, rêu mốc tường.
- Mất thẩm mỹ: Tường nứt dọc khiến ngôi nhà trở nên xuống cấp, mất đi vẻ đẹp ban đầu.
- Tốn kém chi phí: Việc xử lý các vết nứt không phải là kỹ thuật đơn giản, chúng sẽ gây tốn kém chi phí rất lớn cho chủ đầu tư để khắc phục – đặc biệt là các vết nứt sâu, rộng.
Nguyên nhân tường nhà bị nứt dọc
Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng tường nhà bị nứt dọc, nhưng phổ biến nhất là 4 nguyên nhân sau:
- Nền móng không đủ chắc chắn: Do nền đất khu vực xây dựng mềm hoặc địa chất không ổn định khiến móng không được đều khi triển khai ép cọc, dẫn đến tường nhà bị nứt.
- Kỹ thuật sơn trát không đảm bảo: Nếu người thợ không tuân thủ đúng quy trình thi công bột trét tường, việc này có thể gây ra tình trạng trét bột không đồng đều hoặc dùng quá nhiều bột cho một lớp trét. Điều này có thể gây ra các vết nứt gây mất thẩm mỹ cho công trình.
- Tác động của thời tiết và nhiệt độ: Nhiệt độ dao động nóng lạnh quá nhanh có thể làm tường nhà giãn nở đột ngột, gây ra các vết nứt khó coi. Ngoài ra, khí hậu ẩm ướt – đặc biệt là vào mùa mưa/nồm khiến tường nhà hấp thụ nước, gia tăng hiện tượng thủy hóa và gây nứt dọc cho công trình.
- Các động ngoại lực: Các tác động ngoại lực như khoan tường, đóng đinh, va đập hoặc tác động từ việc thi công xây sửa nhà hàng xóm cũng có thể gây ra các vết nứt dọc trên tường nhà bạn.
Xử trí khi phát hiện dấu hiệu nứt trên tường nhà
Khi phát hiện vết nứt trên tường nhà, cách xử lý tối ưu sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết nứt, cụ thể như sau:
- Nếu là vết nứt nhỏ: Nếu vết nứt nhỏ và không bị ăn sâu vào trong bề mặt tường hoặc gạch, bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng bột trét tường chuyên dụng có khả năng kháng kiềm. Trước khi bắt đầu, đảm bảo bề mặt tường sạch và khô và độ ẩm dưới 16%. Sau khi bột trét trên tường khô sau vài tiếng, bạn tiếp tục thi công các lớp sơn chống thấm, sơn lót, sơn phủ hoàn thiện.
- Nếu là vết nứt lớn: Nếu vết nứt lớn hơn, bạn có thể khắc phục bằng cách dùng đục cạy bỏ lớp vữa chung quanh vết nứt và vệ sinh sạch sẽ bằng nước. Sau đó, bạn tiến hành trát vữa lại và chờ từ 7-10 ngày để tiếp tục thi công các lớp sơn chống thấm, sơn lót, sơn phủ hoàn thiện.
- Nếu vết nứt sâu và nghiêm trọng: Rất có thể vết nứt là do nền móng công trình không ổn định hoặc hoàn thiện thi công kém. Trong trường hợp này, bạn hãy liên hệ ngay với công ty sửa chữa nhà để được xử lý tối ưu nhất..
- Nếu vết nứt nằm ở khu vực cửa sổ hoặc mép sàn: Cần đục đề lấy đà lanh tô và thay thế bằng loại dài hơn để đảm bảo độ bền sử dụng lâu dài. Có một cách khác là đắp vữa để lấp vết nứt, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp ngắn hạn – vết nứt vẫn sẽ quay trở lại sau một khoảng thời gian.
Kinh nghiệm phòng tránh hiện tượng nứt dọc khi xây nhà
Vết nứt trên tường, dù nhỏ hay lớn, đều gây khó chịu và lo lắng cho chủ nhà về mặt thẩm mỹ và tâm lý sử dụng. Việc sửa chữa nứt tường không chỉ phiền phức mà còn tốn kém, mà hiệu quả chưa chắc đã đảm bảo. Do đó, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, việc phòng tránh hiện tượng nứt dọc ngay từ khi công trình đang xây dựng là biện pháp tối ưu nhất để giúp công trình được bền, giữ vẻ thẩm mỹ lâu dài khi được vận hành chính thức.
Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn tránh tình trạng nứt dọc khi xây nhà:
- Khảo sát địa chất: Nền móng yếu là một trong nguyên nhân chính gây nứt tường dọc của công trình. Do đó, việc khảo sát địa chất là điều cần thiết để lựa chọn ra phương pháp xây dựng móng phù hợp với đặc điểm đất nền.
- Thi công đúng kỹ thuật: Việc thực hiện đúng kỹ thuật thi công là điều rất quan trọng để đảm bảo chất lượng công trình sau này, trong đó đảm bảo rủi ro nứt tường khó có thể xảy ra trong thời gian dài vận hành. Để thực hiện được điều này, bạn cần tìm nhà thầu/thợ xây dựng uy tín, giàu kinh nghiệm tại địa phương để đặt niềm tin. Những đơn vị thầu/thợ có kinh nghiệm sẽ có tay nghề kỹ thuật thi công đạt chuẩn, từ đó giảm thiểu nguy cơ nứt tường và đảm bảo tính bền bỉ lâu dài cho công trình của bạn.
- Sử dụng vật liệu chất lượng: Bạn nên lưu ý sử dụng các nguyên vật liệu xây dựng từ các thương hiệu lớn, uy tín trên thị trường để đảm bảo chất lượng cao nhất cho công trình cũng như được hưởng các chính sách bảo hành/hậu mãi tốt nhất từ các hãng này.
Câu hỏi thường gặp
Hiện tượng nứt tường dọc cột có sao không?
Câu trả lời là Có. Hiện tượng nứt tường dọc cột trực tiếp ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình, dẫn đến rủi ro sụt lún, gây nghiêng, thậm chí là sập nhà nếu không có biện pháp khắc phục/gia cố kịp thời.
Trên thực tế, hiện tượng nứt tường dọc theo cột là một vấn đề khá phổ biến, gây ra bởi các nguyên nguyên nhân như: vật liệu kém chất lượng, kỹ thuật xây dựng không đồng đều, rung động thi cộng, địa chất không ổn định – hay có sụt lún, kết cấu cột không đủ khả năng chịu lực,…
Để giải quyết vấn đề này, trước tiên bạn cần phải phân tích nguyên nhân cụ thể của vết nứt là do đâu và sau đó áp dụng các biện pháp phù hợp. Các giải pháp có thể bao gồm đục và gia cố, sử dụng lưới thép để tăng độ bền cho cột, hoặc trát vết nứt bằng vữa chịu lực,…. Ngoài ra, phương pháp sử dụng các tấm bê tông nhẹ EPS cũng là một trong những giải pháp hiệu quả, vật liệu này sẽ giúp giảm tải trọng lên cấu trúc và tăng tính tiến độ hoàn thành cho quá trình thi công.
Để thực hiện việc khắc phục hiện tượng nứt tường dọc cột hiệu quả nhất, thay vì tự xử lý, bạn nên liên hệ với các đơn vị sửa chữa nhà chuyên nghiệp. Những đơn vị này sở hữu những người thợ có tay nghề cao, có khả năng đánh giá chính xác nguyên nhân sự cố vết nứt và đưa ra giải pháp khắc phục tối ưu nhất cho trường hợp công trình bạn.
Tường nhà mới xây bị nứt dọc có nguy hiểm không?
Câu trả lời là Có. Vấn đề tường nhà mới xây bị nứt dọc mà không xử lý kịp có thể gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến công trình. Cụ thể như sau:
- Các vết nứt dọc trên tường có thể ảnh hưởng đến cấu trúc chung của ngôi nhà, dẫn đến giảm tuổi thọ của công trình và làm giảm tính ổn định của tường.
- Vết nứt làm mất đi tính thẩm mỹ cho nội thất căn phòng, làm giảm giá trị của căn nhà.
- Những nứt này tạo điều kiện để nước, độ ẩm xâm nhập sâu hơn bên trong tường gây ra rêu mốc, loang lổ, bong tróc trên tường.
- Các khe nứt còn là nơi trú ngụ của côn trùng và vi khuẩn tích tụ, gây ra rủi ro ảnh hưởng sức khoẻ của các thành viên sống trong nhà
Nguyên nhân chủ yếu của tường nhà mới xây bị nứt dọc có thể là do: việc thi công sai kỹ thuật, vật liệu kém chất lượng, nền móng bị kém,… Trong trường hợp này, bạn nên yêu cầu đơn vị thi công bảo hành, sửa chữa lại công trình của bạn để đảm bảo quyền lợi chính đáng của bản thân mình.
Làm gì đầu tiên khi phát hiện tường bị nứt dọc?
Khi phát hiện tường nhà bị nứt dọc, bạn cần làm theo các bước sau:
- Bước 1: Đánh dấu và quan sát chi tiết vị trí của vết nứt và đánh giá mức độ nghiêm trọng của nó. Nếu vết nứt nhỏ – nông, chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và không có dấu hiệu bất thường (như vỡ gạch bên trong, sụt lún,…), bạn có thể tự khắc phục bằng cách trét bột và sơn lại như đã hướng dẫn ở phần trên bài viết.
- Bước 2: Trong trường hợp vết nứt sâu – rộng và có dấu hiệu xé tường, có thể tình trạng này gây ra bởi nguyên nhân nghiêm trọng từ kết cấu công trình. Trong trường hợp này, hãy liên hệ ngay với dịch vụ sửa chữa nhà uy tín tại địa phương để kiểm tra và đánh giá tình trạng. Đơn vị sẽ phân tích nguyên nhân gây ra vết nứt, đánh giá mức độ nguy hiểm và đề xuất các biện pháp khắc phục thích hợp nhất cho bạn.
Trên đây, ETOT đã giải đáp cho bạn chi tiết cho thắc mắc: “Tường nhà bị nứt dọc có nguy hiểm không?”. Tường nhà bị nứt dọc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, tuổi thọ và thậm chí là an toàn của công trình. Do đó, việc phát hiện sớm và xử lý kịp thời các vết nứt là vô cùng quan trọng. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết, chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm về vấn đề nghiêm trọng này và có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục sự cố, bảo vệ ngôi nhà của mình bền đẹp trong thời gian lâu dài. Chúc bạn thành công!