Nhà 2 mái là lối kiến trúc truyền thống và vẫn rất được ưa chuộng. Với kiểu thiết kế này thì gia chủ cần quan tâm đến cách tính đòn tay nhà 2 mái. Bởi vì yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc ngôi nhà mà liên quan cả khía cạnh phong thủy, hãy cùng ETOT tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Nhà 2 mái là gì? Đặc điểm nhà mái 2 mái
Trước khi học cách tính đòn tay nhà 2 mái thì bạn cần hiểu khái niệm về kiểu nhà này.
Kiểu thiết kế mẫu nhà này có 2 diện mái được xếp riêng biệt, giật cấp hoặc xếp chồng lên nhau. Chúng khá giống với nhà mái thái nhưng đơn giản hơn. Tùy thuộc vào mong muốn của mỗi gia chủ sẽ có cách chia diện tích hai mái khác nhau, điều này thể hiện cá tính và sự độc đáo.
Thiết kế nhà 2 mái đã xuất hiện từ khá lâu, đến nay vẫn được ưa chuộng nhờ những ưu điểm sau.
- Nhà 2 mái được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, toát lên vẻ đẹp thanh thoát, tinh tế cho công trình.
- Kiểu thiết kế mái này có độ dốc vừa phải, vậy nên thoát nước nhanh và hiếm xảy ra tình trạng ứ đọng, thấm dột.
- Kiến trúc 2 mái có thể áp dụng trong rất nhiều công trình như nhà vườn, nhà phố, biệt thự,…
- Thời gian thi công nhà 2 mái khá nhanh, vậy nên tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Bên cạnh ưu điểm thì mẫu nhà 2 mái còn tồn tại một số điểm hạn chế sau.
- Gia chủ không tận dụng được không gian tầng mái cho mục đích khác.
- Nếu cần sửa chữa trên mái nhà thì việc di chuyển sẽ gặp chút khó khăn.
Đòn tay là gì?
Khái niệm đòn tay là kiến thức bạn cần biết trước khi học cách tính đòn tay nhà 2 mái. Đây chính là bộ phận quan trọng trong công trình xây dựng, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự bền vững của ngôi nhà.
Tên gọi khác của đòn tay là xà gồ với công dụng chính tạo sự liên kết giữa các bức tường xung quanh nhà. Tùy thuộc vào mỗi loại công trình thì đòn tay được thiết kế với hình dạng, kích thước khác nhau.
Ngày nay có rất nhiều loại đòn tay phù hợp với các kiểu công trình khác nhau.
- Phân loại theo vật liệu: Thông dụng nhất là gỗ, thép,…
- Phân lại theo hình dáng: Xà gồ thép hình chữ C, Xà gồ thép hình chữ Z,…
Tại sao phải tính đòn tay trong xây dựng mái nhà?
Cách tính đòn tay nhà 2 mái là kiến thức vô cùng quan trọng trong xây dựng. Bởi vì đòn tay thực hiện nhiệm vụ chống đỡ mái nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến sự bền vững của công trình.
Bên cạnh đó, khi tính toán được kích thước đòn tay phù hợp cũng tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Các công đoạn thi công khác trở nên suôn sẻ, nhanh chóng hơn.
Đặc biệt, bộ phận đòn tay liên quan đến cả khía cạnh phong thủy. Vậy nên cần biết cách tính toán và thi công hợp lý để mang lại nhiều may mắn, thuận lợi cho gia chủ.
Hướng dẫn cách tính đòn tay nhà 2 mái
Nếu bạn đang băn khoăn về cách tính đòn tay nhà 2 mái thì hãy tham khảo kiến thức dưới đây.
Xác định khoảng cách đòn tay
Cách bố trí đòn tay sẽ phụ thuộc vào cấu trúc, quy mô của mỗi loại nhà. Do đó cần thực hiện bước xác định khoảng cách đòn tay để giúp công trình bền vững, đảm bảo an toàn hơn.
Với trường hợp lợp ngói
- Khung kèo có 2 lớp: Khoảng cách giữa các tay đòn từ khoảng 1.1m đến 1.2m.
- Khung kèo 3 lớp: Khoảng cách giữa các tay đòn là từ 0.8m cho đến 0.9m, còn khoảng cách giữa các cầu phong tầm 1.2m.
Với trường hợp lợp tôn
- Đối với trường hợp lợp tôn 1 lớp thì khoảng cách giữa các đòn tay từ 0.7 cho đến 0.9m.
- Đối với trường hợp lợp tôn xốp chống nắng thì khoảng cách từ 0.8 – 1.2m là hợp lý.
Chia sẻ cách tính đòn tay nhà 2 mái theo Sinh – Trụ – Hoại – Diệt
Sinh – Trụ – Hoại – Diệt là quy luật tương ứng với các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông. Với quan niệm mùa Xuân thì tượng trưng cho sự sinh sôi, mùa Hạ cây cối phát triển, mùa Thu lá vàng rơi và mùa Đông thì cành lá trơ trụi.
Do đó với phương pháp này thì thanh đầu tiên tương ứng với Sinh, thanh thứ 2 là Trụ, thanh thứ 3 là Hoại còn thanh thứ 4 ứng với Diệt. Quy luật Sinh, Trụ, Hoại Và Diệt tiếp tục lặp lại với các thanh tiếp theo.
Cách tính theo trực tuổi
Rất nhiều người tính đòn tay nhà 2 mái theo trực tuổi, cách áp dụng như sau.
- Bước 1: Cần tìm hiểu năm sinh, mệnh và can chi của gia chủ.
- Bước 2: Nghiên cứu bản trực tuổi để xác định đúng gia chủ thuộc trực nào.
- Bước 3: Lấy đòn dông để làm tượng trưng cho gia chủ.
- Bước 4: Tại Trực của trạch chủ, tiến hành đếm xuống phía dưới với bậc số 1 là bậc của phu thê.
- Bước 5: Dựa vào trực chủ và trực phu thê để xác định tốt hoặc xấu.
Trên đây là một vài chia sẻ của ETOT về cách tính đòn tay nhà 2 mái. Đây được xem là bước vô cùng quan trọng bởi vì ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc, sự bền vững của công trình. Đặc biệt liên quan đến vấn đề phong thủy của gia chủ khi hoàn thành ngôi nhà.