Hướng dẫn cách đặt bồn nước trên mái tôn an toàn, chuẩn kỹ thuật

Lắp đặt bồn nước trên mái nhà là giải pháp trữ và cung cấp nước sinh hoạt phổ biến của nhiều gia đình hiện nay với ưu điểm tiết kiệm diện tích và khả năng cấp nước ổn định cho tất cả các tầng. Tuy nhiên đối với nhà mái tôn, do đặc thù tấm lợp khá mềm mỏng nên việc lắp đặt téc nước trên mái cần nhiều lưu ý để tránh làm hư hại mái nhà. Trong bài viết này, ETOT sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách đặt bồn nước trên mái tôn an toàn, đúng kỹ thuật và rất dễ thực hiện. Cùng tìm hiểu ngay sau đây

Có nên lắp đặt bồn nước trên nhà mái tôn?

Câu trả lời là Có. Việc lắp đặt bồn nước trên mái nhà mang lại nhiều ưu điểm như:

  • Tiết kiệm diện tích: So với đặt bồn dưới mặt đất, lắp đặt trên mái nhà giúp tiết kiệm diện tích lắp đặt, giải phóng không gian sinh hoạt cho gia đình.
  • Cung cấp nước sinh hoạt mạnh mẽ, ổn định: Bồn nước trên cao giúp tạo áp lực nước mạnh, đảm bảo nguồn nước chảy đều và ổn định đến các thiết bị sử dụng nước ở tất cả các tầng trong nhà.

Cách đặt bồn nước trên mái nhà

Các vật liệu & dụng cụ cần chuẩn bị để lắp đặt bồn nước trên mái tôn

Trước khi lắp đặt bồn nước trên mái tôn, bạn cần chuẩn bị các vật liệu & dụng cụ như sau:

  • Bồn nước: Lựa chọn bồn nước có dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng và chất liệu đảm bảo an toàn nguồn nước cho gia đình.
  • Giá đỡ bồn nước: Chọn giá đỡ có chất liệu chắc chắn, có khả năng chịu tải trọng cao và phù hợp với kích thước bồn nước.
  • Hệ thống đường ống: Ống nước, ống nối ren, van nước,….
  • Dụng cụ & phụ kiện: Cờ lê, kìm, búa, tua vít, bu lông tắc kê (bu lông nở), khoan bắt vít, cút đường xả, gá vít, ốc vít, băng tan, keo dán ống, phao điện, rơ le,…

Cách đặt bồn nước trên mái tôn an toàn, chuẩn kỹ thuật

Để đặt bồn nước trên mái tôn an toàn và chuẩn kỹ thuật, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau của ETOT:

Đối với bồn nước đứng

  • Bước 1 – Xác định vị trí đặt bồn nước: Đặt giá đỡ bồn nước trên mặt bằng dự định lắp đặt, dùng bút đánh dấu các vị trí cần bắt vít trên bề mặt mái. Dùng khoan để khoan vào vị trí đã đánh dấu, tiếp đó dùng búa gõ bu lông tắc kê (bu lông nở) lên các lỗ vùa mới khoan. Dùng cờ lê siết chặt các bu lông nở vừa mới đóng.
  • Bước 2 – Chuẩn bị bồn nước: Đảm bảo bồn nước được xả hết nước, các ren khớp nối đều được vặn chặt. Sau đó, bạn đặt bồn nước nằm ngang và áp giá đỡ vào.
  • Bước 3 – Dựng bồn nước lên: Tiến hành dựng bồn nước và giá đỡ đứng dậy, điều chỉnh bồn nước sao cho téc đứng thẳng, phần đáy khớp với giá đỡ.
  • Bước 4 – Bắt vít cố định bồn với giá: Tiến hành đặt các gá quanh phần tiếp xúc giữa bồn nước và giá. Dùng vít – đai ốc vặn chặt các gá này để cố định téc chắc chắn với giá đỡ. 
  • Bước 5 – Bắt vít cố định giá đỡ với nền: Bạn đặt chân giá đỡ khớp với các bu lông tắc kê được gắn trên bề mặt mái và cố định chặt lại bằng đai ốc.
  • Bước 6 – Lắp đặt phao điện: Luồn dây và phao điện qua lỗ lắp phao trên bồn. Sau đó, bạn mở nắp bồn, lấy chiếc dây phao vừa luồn vào trong téc và treo 2 quả phao – mỗi quả bạn đảm bảo cách nhau 15 cm.

Đối với bồn nước ngang

Nhìn chung, cách đặt bồn nước ngang trên mái khá tương tự với bồn nước đứng. Khác biệt duy nhất chỉ ở bước 2 và bước 3 – bạn phải đặt bồn và giá đỡ thẳng đứng khi bắt đầu. Sau đó, kéo bồn và giá nằm ngang và điều chỉnh chúng sao cho khớp nhau. Đối với các bước lắp đặt còn lại, bạn tiến hành giống như thực hiện với bồn đứng.

Cách đặt bồn nước trên mái nhà

Vị trí đặt bồn nước trên mái nhà thế nào cho phù hợp?

Đối với bề mặt mềm như mái tôn, ETOT khuyên bạn không nên lắp đặt bồn nước trực tiếp lên tấm lợp để tránh sức nặng của téc làm biến dạng, thậm chí là thủng mái nhà – gây tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm cho công trình. Thay vào đó, bạn nên lắp đặt phần giá chân bồn nước bám vào kết cấu chịu lực tốt hơn như: tường bê tông, cột nhà,… để đảm bảo téc được vững chắc nhất có thể trước mọi điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. 

Ngoài ra, bạn cũng lưu ý vị trí đặt bồn nước phải đảm bảo khuất gió, tránh tình trạng khi téc đang rỗng gặp gió bão lớn bị thổi bay làm thiệt hại lớn về tài sản, đồng thời gây rủi ro nguy hiểm cho người sinh sống xung quanh.  

Cách đặt bồn nước trên mái nhà

Nguyên tắc lắp đặt bồn nước trên mái tôn cần nhớ

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau khi lắp đặt bồn nước trên mái tôn:

  • Dung tích bể nước: Ưu tiên sử dụng bồn nước dung tích nhỏ từ 2000 lít trở xuống để đảm bảo tải trọng cho mái nhà. Nếu có nhu cầu sử dụng nước cao hơn, bạn nên cân nhắc chia thành nhiều téc hoặc thi công bể ngầm để đảm bảo có đủ lượng nước cho công trình
  • Giá đỡ: Lựa chọn giá đỡ bồn nước có chất liệu chắc chắn, có khả năng chịu tải trọng cao để đảm bảo téc ổn đinh, vững vàng trước mọi điều kiện thời tiết.
  • Mặt bằng lắp đặt: Phải ổn định, chịu được tải trọng téc khi đầy nước.
  • Sự ổn định: Bạn tuyệt đối tránh việc kê các vật liệu như gạch, đá, gỗ,… ở dưới chân bồn. Điều này là bởi vị trí lắp đặt téc nước cần phải bằng phẳng và yêu cầu sự ổn định cao, việc kê những vật liệu trên khi không may xảy ra rủi ro tuột ra ngoài có thể khiến bồn nước có rủi ro bị đổ gây mất an toàn cho công trình.
  • Tránh những vị trí thường xuyên có người qua lại: Bạn nên tránh lắp đặt bồn nước gần các vị trí thường xuyên có người qua lại như: Hành lang, lối đi, ban công,… để tránh rủi ro khi téc bị đổ gây nguy hiểm cho người xung quanh.

Lắp đặt bồn nước trên mái tôn cần được thực hiện cẩn thận và đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn do đặc thù tấm lợp khá mềm mỏng, dễ bị ảnh hưởng bởi áp lực từ trọng lượng nặng. Ở bài viết này, ETOT đã cung cấp hướng dẫn chi tiết 6 bước cách đặt bồn nước trên mái tôn chuẩn, siêu đơn giản và an toàn. Hy vọng với thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã có thể lắp đặt téc nước cho công trình của riêng mình một cách thuận lợi, nhanh chóng. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *