[2024] Tôn lợp mái nhà giá bao nhiêu? Báo giá tôn lợp mái nhà chi tiết

Sử dụng tôn lợp mái đang là lựa chọn của nhiều gia đình hiện nay. Bởi, tôn giúp che mưa, che nắng mà đảm bảo độ bền vững cao. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tôn lợp mái nhà khác nhau. Vậy nên dùng loại mái tôn nào? Giá tôn lợp mái bao nhiêu? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về những vấn đề này hãy cùng tham khảo những chia sẻ sau đây nhé!

Tôn lợp mái là gì?

Tôn lợp mái (tôn lợp nhà) hay còn được gọi là mái tôn chính là một loại vật liệu xây dựng được sử dụng để lợp mái nhà bảo vệ công trình, nhà ở khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài như: Mưa, nắng, gió, bão….

Đây là một trong những loại vật liệu phổ biến nhất trong các công trình xây dựng hiện nay.

Các loại mái tôn

Tôn lợp mái nhà giá bao nhiêu? Báo giá tôn lợp mái nhà chi tiết

Tôn lợp mái nhà có giá khoảng từ 30.000 – 2.000.000 VNĐ/m2. Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại tôn, chất lượng tôn, độ dày, độ mạ, loại sóng tôn, thương hiệu… mà giá tôn lợp mái nhà sẽ khác nhau.

Để giúp cho người tiêu dùng nắm được giá tôn lợp mái bạn có thể tham khảo bảng báo giá tổng quát sau đây:

Giá tôn thường bao nhiêu 1m2? Bảng giá tôn thường lợp mái

Giá tôn thường lợp mái dao động từ 30.000 vnđ – 2.000.000 vnđ/m2 tùy vào chất liệu của từng loại tôn, bạn có thể tham khảo bảng giá tôn thường ở dưới:

Loại mái tôn Giá mái tôn thường
Tôn mạ kẽm 30.000 – 200.000 VNĐ/m2
Tôn lạnh 45.000 – 300.000 VNĐ/m2
Tôn nhựa lấy sáng 40.000 – 2.000.000 VNĐ/m2

Tôn lợp mái nhà giá bao nhiêu? Báo giá tôn lợp mái cán sóng 

Loại mái tôn Giá mái tôn cán sóng
Tôn sóng thường 30.000 – 300.000 VNĐ/m2
Tôn sóng ngói 40.000 – 350.000 VNĐ/m2
Tôn sóng seam
90.000 – 300.000 VNĐ/m2
Tôn klip 60.000 – 250.000 VNĐ/m2

Tôn lợp mái nhà giá bao nhiêu? Giá tôn lạnh tính theo 1m2

Loại mái tôn Giá lợp mái tôn chống nóng
Tôn cách nhiệt PU 150.000 – 210.000 VNĐ/m2
Tôn cách nhiệt EPS 250.000 – 450.000 VNĐ/m2
Tôn cách nhiệt PE 170.000 – 300.000 VNĐ/m2
Tôn cách nhiệt Glasswool 500.000 – 700.000 VNĐ/m2
Tôn cách nhiệt Rockwool  450.000 – 600.000 VNĐ/m2

Giá lợp mái tôn theo thương hiệu Hoa Sen, Hòa Phát, Đông Á,…

Giá lợp mái tôn theo thương hiệu
Giá tôn Hoa Sen 80.000 – 300.000 VNĐ/m2
Giá tôn Hòa Phát 45.000 – 280.000 VNĐ/m2
Giá tôn Đông Á 45.000 – 250.000 VNĐ/m2
Giá tôn Việt Nhật 70.000 – 300.000 VNĐ/m2
Giá tôn Bluescope 75.000 – 250.000 VNĐ/m2
Giá tôn Olympic Vitek 90.000 – 300.000 VNĐ/m2

Nên dùng tôn lợp mái loại nào? Tôn lợp mái nhà loại nào tốt nhất

Bạn đang băn khoăn không biết nên dùng tôn lợp mái loại nào đảm bảo chất lượng, phù hợp với nhu cầu riêng. Vậy, bạn hãy cùng tham khảo so sánh các loại mái tôn được dùng sau đây.

Nên sử dụng loại tôn lợp mái nào

So sánh các loại mái tôn thường

Tiêu chí  Tôn mạ kẽm Tôn lạnh Tôn lấy sáng
Ưu điểm Giá thành rẻ

Khả năng chống chịu ăn mòn, gỉ sét tốt ở điều kiện thường.

Trọng tải nhẹ, dễ dàng trong quá trình thi công và vận chuyển

Khả năng chống chịu ăn mòn, gỉ sét cao kể cả trong môi trường biển, có tính axit…

Khả năng kháng nhiệt cao

Có thể lấy sáng vô cùng tốt lên đến 85%.

Chất liệu nhựa dẻo nên có thể tạo hình, uốn cong dễ dàng

Không bị oxi hóa, ăn mòn

Nhược điểm Khả năng tản nhiệt thấp hơn tôn lạnh

Không bền bằng tôn lạnh

Giá thành cao hơn tôn mạ kẽm Không có khả năng cách nhiệt

Không bền bàng tôn kim loại

Ứng dụng Làm vật liệu làm mái, vách, các thiết bị điện tử, điện lạnh Làm tấm lợp, ván trần, vách ngăn, cửa cuốn cho các công trình nhà ở, dân dụng và công nghiệp. Sử dụng làm trần, mái, vách ngăn… ở những khu vực cần lấy sáng tốt nhưng vẫn cần được che chắn như giếng trời, hành lang đi bộ…

So sánh các loại tôn lợp nhà dạng sóng

Tiêu chí  Tôn sóng thường Tôn sóng ngói Tôn sóng seam Tôn klip
Ưu điểm Tôn có thể chịu lực tốt

Thoát nước nhanh

Giảm tiếng ồn khi trời mưa

Thi công đơn giản

Rẻ hơn mái giả ngói

Khả năng chịu gió bão tốt

Tính thẩm mỹ cao

Tiết kiệm hơn so với sử dụng ngói thật

Thi công đơn giản

Khả năng chịu gió bão tốt

Khả năng chống nước cực tốt

Không cần cố định bằng vít, khắc phục được nhược điểm dễ bị rò rỉ nước hay rỉ sét tại các vị trí bắn vít… của tôn sóng ngói và sóng thường.

Khả năng chịu gió bão tốt

Khả năng chống nước cực tốt

Không cần cố định bằng vít, khắc phục được nhược điểm dễ bị rò rỉ nước hay rỉ sét tại các vị trí bắn vít… của tôn sóng ngói và sóng thường.

Nhược điểm Không đẹp như sóng ngói

Cần cố định bằng vít, dễ bị rò rỉ, ăn mòn hay rỉ sét tại các vị trí bắn vít

Giá thành đắt hơn tôn sóng thường

Có thể bị đọng nước trên mái

Cần cố định bằng vít, dễ bị rò rỉ, ăn mòn hay rỉ sét tại các vị trí bắn vít

Liên kết phức tạp

Đòi hỏi công nghệ thi công đặc thù

Giá thành cao

Liên kết phức tạp

Đòi hỏi công nghệ thi công đặc thù

Khả năng chịu gió bão kém, dễ bị tốc mái

Giá thành cao

Ứng dụng Làm mái, vách ngăn cho nhà xưởng, các công trình công cộng, dân dụng, khu vui chơi, quán ăn… Dùng để lợp mái nhà, biệt thự, trường học, khu
du lịch, những công trình cần có vẻ đẹp truyền thống xen lẫn hiện đại…Thường được sử dụng trong các công trình mái đa tầng hoặc có độ dốc lớn.
Thường được sử dụng cho các công trình yêu cầu chống thấm cao hoặc các công trình có diện tích mái lớn như nhà xưởng công nghiệp, nhà thi đấu, nhà ga, sân bay…

 

Thường được sử dụng cho các công trình yêu cầu chống thấm cao và có diện tích mái không quá lớn (< 25m)

So sánh tôn thường và tôn cách nhiệt

Tiêu chí  Tôn 1 lớp (tôn thường) Tôn cách nhiệt (tôn 2/3 lớp)
Ưu điểm Giá thành rẻ

Mái nhẹ

Thi công đơn giản

Cách nhiệt, chống nóng tốt
Nhược điểm Cách nhiệt, chống nóng kém Giá thành cao

Thi công phức tạp hơn

Ứng dụng Làm mái, vách ngăn cho các công trình không yêu cầu cao về khả năng chóng nóng Làm mái, vách ngăn cho nhà ở, các công trình có yêu cầu cao về khả năng chóng nóng

So sánh cách loại tôn cách nhiệt

Các loại mái tôn cách nhiệt Ưu điểm Nhược điểm Giá thành
Tôn cách nhiệt PU Độ bền cao

Cách nhiệt tốt

Dễ thi công

Nhiều màu sắc, mẫu mã

Chống thấm kém Giá thành rẻ
Tôn cách nhiệt EPS Chống nóng, cách nhiệt tốt

Dễ thi công

Cách âm

Tiết kiệm điện năng

Khả năng chịu lực kém với phương ngang Giá thành rẻ
Tôn cách nhiệt PE Độ bền cao

Chống nắng, nóng tốt

Cách âm tốt

Đa dạng mẫu mã

Độ chống thấm còn hạn chế Giá thành mức trung bình
Tôn cách nhiệt Glasswool bông thủy tinh  Cách nhiệt cực tốt

Dễ thi công

Trọng lượng nhẹ

Chống ăn mòn hiệu quả

Tuổi thọ còn hạn chế Giá thành cao
Tôn cách nhiệt Rockwool bông khoáng  Chống cháy

Cách âm, cách nhiệt tốt

Độ cứng cao

Độ bền thấp

Chịu lực kém

Giá thành cao

Kinh nghiệm mua tôn lợp nhà 

Việc chọn mua tôn lợp nhà là quyết định quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, thẩm mỹ và chi phí xây dựng. Để có được lựa chọn đúng đắn, bạn nên tham khảo những kinh nghiệm sau:

  • Hiểu rõ các loại tôn lợp: tôn mạ kẽm, tôn lạnh, tôn màu, tôn cách nhiệt,..
  • Xác định mục đính sử dụng: nhà ở, nhà xưởng, mái hiên,…
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm, xem xét độ dày của tôn có phù hợp với kết cấu của nhà không
  • Lựa chọn màu sắc mẫu mã hợp phong thủy giúp gia chủ làm ăn phát tài lộc
  • So sánh giá cả và ưu nhược điểm của từng loại (đã được ETOT phân tích ở trên)

Có thể thấy rằng, mỗi loại tôn đều có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với những ứng dụng khác nhau. Vì vậy tùy thuộc vào nhu cầu và yêu cầu của công trình mà người dùng sẽ đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất.

Nên lợp tôn dày bao nhiêu?

Độ dày của tôn lợp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, khả năng chịu lực và tuổi thọ của mái nhà:

  • Tôn 0.35mm: Phù hợp với nhà ở dân dụng, mái hiên, mái che.
  • Tôn 0.45mm – 0.5mm: Phù hợp với nhà xưởng, công trình công nghiệp, nơi có yêu cầu cao về độ bền.
  • Tôn 0.5mm trở lên: Sử dụng cho các công trình đặc biệt, yêu cầu chịu lực cao.

Hướng dẫn cách tính giá tôn lợp mái chuẩn nhất

Cách tính giá tôn lợp mái phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: diện tích mái nhà, loại tôn cần sử dụng (tôn lạnh, tôn thường, tôn mạ kẽm,..), kích thước tấm tôn bao nhiêu (1.2mx6m hay 1.2mx8m). Đây là một quá trình đòi hỏi sự chính xác cao để đảm bảo bạn có được số lượng tôn phù hợp và chi phí hợp lý.

Xác định diện tích mái

  • Đối với mái nhà hình chữ nhật: Chiều dài x chiều rộng x 2 (do có 2 mái)
  • Đối với mái nhà có nhiều góc cạnh: Chia nhỏ mái nhà thành các hình chữ nhật, hình tam giác rồi tính diện tích từng phần và cộng lại.
  • Phần chồng mí: Cộng thêm khoảng 5-10% diện tích để tính phần chồng mí của các tấm tôn.

Ví dụ: Nếu mái nhà hình chữ nhật có chiều dài 10m, chiều rộng 8m, phần chồng mí là 5% thì diện tích mái sẽ là: (10 x 8 x 2) x 1.05 = 168m².

Cách tính số lượng tấm tôn

Để tính toán được số lượng tấm tôn lợp nhà chính xác, bạn cần chia diện tích mái bằng cách lấy diện tích mái chia cho diện tích một tấm tôn. Sau đó làm tròn lên để đảm bảo đủ lượng tôn cần thiết.

Ví dụ: Nếu diện tích mái là 168m², mỗi tấm tôn có diện tích 7.2m² thì số lượng tấm tôn cần là: 168 / 7.2 ≈ 23.33 tấm (làm tròn lên thành 24 tấm).

Tính chi phí tổng giá lợp mái tôn

Tổng chi phí lợp tôn cho mái nhà bao gồm: Giá tôn + Chi phí phụ kiện + Chi phí nhân công. Ta có thể áp dụng công thức như sau:

Tổng chi phí lợp mái tôn = (Số lượng tấm tôn x Giá một tấm tôn) + Chi phí phụ kiện + Chi phí nhân công

Với những thông tin nêu trên về báo giá các loại mái tôn cùng cách tính giá lợp mái tôn hy vọng giúp cho bạn có được các kiến thức hữu ích.

ETOT – Dịch vụ thi công mái lợp tôn tốt nhất

Nếu bạn có nhu cầu lợp mái tôn cho gia đình, công ty, nhà xưởng,… và đang băn khoăn không biết lựa chọn loại tôn lợp nhà tốt nhất nào hoặc đang tìm kiếm đơn vị thi công lợp mái tôn hãy liên hệ ngay với ETOT – đơn vị chuyên thi công mái tôn, mái kính, mái nhựa uy tín, chuyên nghiệp nhất để được tư vấn và nhận báo giá tôn lợp mái nhà chi tiết nhất.

Thông tin liên hệ: ETOT (Tôn Thép Nguyễn Thành)

>> Xem ngay: Báo giá thi công mái tôn mới nhất

>> Xem ngay: ETOT – Dịch vụ sửa chữa mái tôn uy tín

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *