Nâng mái nhà có cần xin phép không? – Giải đáp chính xác nhất

Nâng mái nhà là một hạng mục cải tạo phổ biến, giúp gia chủ cải thiện không gian sống, tăng diện tích sử dụng và nâng cao giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tuy nhiên, việc nâng mái nhà có cần xin phép không đang là băn khoăn của nhiều người khi dự định triển khai công tác này cho công trình của mình.  Trong bài viết dưới đây, ETOT sẽ giải đáp cho bạn A-Z thắc mắc trên, đồng thời chia sẻ tới bạn những kinh nghiệm pháp lý để việc nâng mái nhà bạn được suôn sẻ, thuận lợi nhất.

Nâng mái nhà có cần xin phép không?

Việc được miễn hay phải xin phép khi nâng mái nhà sẽ tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của hoạt động đó đến công năng và hình dáng ngoại thất của công trình, cụ thể như sau:

  • Nâng mái nhà không phải xin phép: Được thực hiện trong trường hợp việc nâng mái nhà không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, an toàn công trình, công năng ngôi nhà và môi trường xung quanh. Lưu ý, việc nâng mái nhà chỉ được làm thay đổi kiến trúc phần ngoại thất tại khu vực không tiếp giáp đường đô thị có yêu cầu quản lý kiến trúc của cơ quan chức năng.

Nâng mái nhà có cần xin phép không

  • Nâng mái nhà phải xin phép: Nếu việc nâng mái nhà không thuộc các trường hợp đã kể trên.

Nâng mái nhà có cần xin phép không

Những thông tin trên được căn cứ theo quy định tại điểm g, h Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 về những trường hợp sửa chữa công trình được miễn giấy phép xây dựng, chi tiết như sau:

  • Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
  • Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

 

Điều kiện để xin cấp phép nâng mái nhà

Trong trường hợp công trình không thuộc diện được miễn xin phép, chủ nhà cần đáp ứng các điều kiện sau để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét cấp phép nâng mái nhà:

  • Chứng minh nguồn gốc đất đai hợp pháp: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc giấy tờ pháp lý tương đương tại khu vực có công trình dự kiến thực hiện việc sửa chữa nâng mái nhà..
  • Tuân thủ quy hoạch xây dựng: Công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng địa phương đã được phê duyệt. Bạn cần chứng minh với Cơ quan chức năng có thẩm quyền việc nâng mái nhà đảm bảo không vi phạm các quy định về mật độ xây dựng, khoảng lùi, chiều cao và khoảng cách an toàn trong quy hoạch..
  • Bản vẽ thiết kế và các tài liệu liên quan: Chủ công trình cần phải nộp bản vẽ thiết kế, bảng tính toán kết cấu, kế hoạch bảo đảm an toàn xây dựng/an toàn lao động/an toàn giao thông quanh công trình/phòng chống cháy nổ và các tài liệu liên quan khác nhằm chứng minh việc nâng mái nhà phù hợp với quy hoạch, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và môi trường xung quanh.
  • Nộp hồ sơ tại cấp cơ quan có thẩm quyền: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện & hồ sơ đã kể ở trên, bạn hay đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xin cấp phép. Tùy quy mô công trình, chủ đầu tư sẽ cần xin cấp phép nâng mái nhà tại Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện. Chi tiết về loại công trình nào cần xin cấp phép nâng mái ở đâu sẽ được ETOT trình bày chi tiết tại phần ngay tiếp theo đây.

Xin cấp phép nâng mái nhà ở đâu?

Như đã đề cập ở trên, chủ nhà có thể nộp hồ sơ xin cấp phép nâng mái nhà tại Ủy bạn Nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện tùy theo quy mô của công trình. Căn cứ tại Điều 103 Luật Xây dựng 2014 và sửa đổi bổ sung tại Khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, thẩm quyền cấp phép sửa chữa – nâng mái nhà với mỗi loại công trình như sau:

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình còn lại không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của ETOT cho thắc mắc: “Nâng mái nhà có cần xin phép không?” và những chia sẻ kinh nghiệm pháp lý liên quan trong việc cải tạo hạng mục này. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn sẽ có những kinh nghiệm hữu ích để thực hiện nâng mái nhà đúng luật và suôn sẻ nhất. Chúc bạn sớm hoàn thiện công trình như mong ước!

>>> Xem ngay:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *