Mái tôn bị dột – Nguyên nhân & 12 cách xử lý mái tôn bị dột hiệu quả

Sau một thời gian chịu tác động của mưa nắng thời tiết, mái tôn sẽ bị bị lão hóa gây dột, gây ảnh hưởng đến tài sản và chất lượng cuộc sống của gia đình bạn. Trong bài viết này, ETOT sẽ chia sẻ tới bạn 12 cách xử trí mái tôn bị dột hiệu quả, giúp bạn khắc phục nhanh chóng tình trạng này mà không cần tốn nhiều chi phí lợp lại mái tôn.

Cùng bắt đầu nhé!

Nguyên nhân mái tôn bị dột phổ biến nhất hiện nay

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng ứ – dột ở nhà mái tôn, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến như

  • Chất lượng thi công: Chất lượng thi công mái kém có thể gây ra các tình trạng như vít cố định tôn không được bắn chặt, các tấm tôn ghép với nhau không được khít sát,… tạo ra kẽ hở khiến nước lọt vào gây ra tình trạng mái tôn bị dột.
  • Tác động ngoại lực gây thủng mái: Các yếu tố ngoại lực như gió bão, mưa đá, vật liệu xây dựng bị rơi,… khi tác động lên tấm tôn tôn có thể gây rủi ro thủng, tạo cơ hội cho nước lọt qua gây ứ dột.’

Mái tôn bị dột

  • Gỉ sét: Mái tôn sử dụng trong nhiều năm sẽ bị lão hóa dần, dẫn đến các vết rỉ sét. Khi rỉ sét càng nhiều và ăn sâu hơn, chúng sẽ tạo ra các lỗ thủng, tạo điều kiện cho nước xâm nhập gây chảy nước trong nhà.

Mái tôn bị dột

  • Đinh vít: Sau thời gian dài sử dụng, các đinh vít bắn tôn sẽ có xu hướng bị rỉ sét hoặc lỏng dần khiến chức năng cố định các tấm tôn bị suy giảm. Điều này gây ra tình trạng phần ghép nối giữa các tấm tôn dần tạo các kẽ hở, khiến nước mưa bị rò rỉ vào trong công trình.
  • Kẽ hở từ keo dán quả cầu thông gió: Đặc thù của việc thi công quả cầu thông gió sẽ phải cắt một phần tôn ở chân quả cầu để tạo điều kiện cho gió mát bên ngoài được lưu thông tốt hơn trong nhà. Do đó, nếu việc thi công hoàn thiện dán chống thấm nước ở dưới quả cầu bị ẩu, keo sẽ không phủ được hết kẽ hở giữa chân quả cầu và mái tôn – dẫn đến nước xâm nhập gây dột trong công trình.
  • Hệ thống thoát nước mái nhà bị ách tắc: Khi mái nhà lâu ngày không được vệ sinh sẽ dẫn đến tích tụ rác bẩn gây ách tắc hệ thống thoát nước mái nhà. Điều này gây ra tình trạng ứ nước mái tôn, khiến nước mưa chui vào các lỗ vít bắn tôn, kẽ hở nhỏ làm dột nước trong nhà.

12 cách xử lý mái tôn bị dột hiệu quả nhất

1. Dọn dẹp, vệ sinh mái tôn

  • Mức độ phức tạp: Dễ
  • Khả năng tự xử lý: Có
  • Dụng cụ, nguyên vật liệu: Vòi nước, chổi quét, nước tẩy,…
  • Chi phí: Nước tẩy 150.000 – 200.000 đồng/can.

Việc dọn dẹp, vệ sinh mái tôn thường xuyên giúp loại bỏ các rác bẩn làm cản trở khả năng thoát nước mưa của tấm lợp như: lá, cành cây, đất bẩn tích tụ,… Việc thoát nước mưa diễn ra thuận lợi sẽ giúp tránh tính trạng ứ nước ở mái nhà – một trong những nguyên nhân chính gây ra dột ở các công trình mái tôn hiện nay. Để dọn dẹp và vệ sinh mái tôn dễ dàng và sạch sẽ nhất, bạn hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết trong bài viết: 6 bước vệ sinh mái tôn nhà ở siêu đơn giản & hiệu quả

Bạn nên kiểm tra và làm sạch mái tôn ít nhất 1-2 năm/lần, đặc biệt là thời điểm trước mùa mưa diễn ra.

Mái tôn bị dột

2. Thay thế & gia cố đinh vít bắn tôn

  • Mức độ phức tạp: Từ dễ đến trung bình
  • Khả năng tự xử lý: Tự làm hoặc gọi thợ nếu không có kinh nghiệm
  • Dụng cụ, nguyên vật liệu: Khoan bắt vít, vít bắn tôn, keo Silicon,…
  • Chi phí: Silicon 35.000 – 50.000 đồng/tuýp, vít 45.000 – 50.000 đồng/kg.

Đinh vít bị lỏng hoặc gỉ sét khiến là nguyên nhân khiến các kẽ hở ở tấm tôn như: lỗ bắt vít, khu vực tiếp xúc giữa các tấm tôn với nhau,… không được khít sát. Những khe hở này là điều kiện “lý tưởng” khiến nước xâm nhập gây dột cho công trình khiến mái tôn bị dột, thậm chí làm bật mái nếu gặp bão/gió mạnh.

Để thực hiện việc thay thế & gia cố đinh vít bắn tôn chống dột, bạn hãy làm theo các bước sau:

  • Bước 1 – Kiểm tra: Nhận biết các vít bắn tôn bị lỏng bằng mắt thường hoặc dùng tay vặn. Đối với các vít bị gỉ, bạn hãy kiểm tra bằng cách dội nước xem có bị chảy nước màu vàng cam hay không. Sau đó, bạn dùng bút đánh dấu những vít cần làm chặt lại hoặc cần thay thế.
  • Bước 2 – Gia cố & Thay thế: Đối với những vít chỉ bị lỏng và chất lượng còn tốt, bạn tiến hành dùng máy bắn vít làm chặt lại. Đối với những vít bị hỏng, bạn hãy thay thế chúng bằng vít bắn tôn mới để đảm bảo hiệu quả cố định mái tôn.
  • Bước 3 – Bảo vệ bằng Silicon: Để tăng độ bền và hiệu quả cho vít bắn tôn, ETOT khuyên bạn nên thêm keo Slicon ở quanh đầu nón vít để tránh nước xâm nhập vào phần tiếp xúc giữa vít và tôn gây rỉ sét, xuống cấp.

3. Dán băng keo/tấm chống dột mái tôn

  • Áp dụng cho trường hợp: Hư hỏng nhẹ đến trung bình
  • Mức độ phức tạp: Từ dễ đến trung bình
  • Khả năng tự xử lý: Có thể tự làm nhưng cần cẩn thận
  • Dụng cụ, nguyên vật liệu: Tấm keo chống dột, giấy nham, sơn lót chống thấm
  • Chi phí: Keo chống thấm 60.000 – 70.000 đồng/cuộn, giấy nhám 5.000 – 10.000 đồng/tấm, sơn lót chống thấm mái tôn, 500.000 – 1.000.000 đồng/thùng 5 lít.

Tấm băng keo chống dột làm từ chất liệu tự dính mặt nhôm Hanbon Hàn Quốc, kết hợp từ hỗn hợp Bitum và nhựa cao cấp polime, tạo nên một hợp chất có độ dẻo đàn hồi cao, bám dính tốt và chống nước hiệu quả. Với những đặc tính trên, sản phẩm thường được sử dụng để che lấp các kẽ hở từ việc lắp ghép giữa các tấm tôn, ngăn chặn nước xâm nhập vào công trình. Ngoài ra, lớp nhôm mỏng trên bề mặt giúp chống lại sự bức xạ mặt trời, giảm nhiệt độ và bảo vệ bề mặt mái tôn. 

Mái tôn bị dột

Để thực hiện phương pháp chống dột bằng băng keo/tấm chống dột mái tôn, bạn hãy thực hiện các bước sau:

  • Bước 1 – Chuẩn bị bề mặt: Làm sạch bề mặt mái tôn, loại bỏ bụi và gỉ sắt. Sau đó, tiến hành quét một lớp sơn lót chống thấm ngoài trời để tăng độ bám dính.
  • Bước 2 – Trải tấm dán: Trải tấm chống dột sao cho phủ kín bề mặt mái tôn. Sử dụng dao/kéo loại bỏ phần bị thừa.
  • Bước 3 – Dán tấm chống dột: Tiến hành bóc lớp màng silicon bảo vệ để làm lộ phần keo và từ từ ép tấm tấm chống dột bề mặt mái tôn. Bạn nên thao tác cẩn thận để tránh làm rách hoặc nhăn nhúm tấm dán..

4. Kiểm tra keo xung quanh quả cầu lấy gió

  • Mức độ phức tạp: Dễ
  • Khả năng tự xử lý: Có
  • Dụng cụ, nguyên vật liệu: Keo Silicon, dao nhọn
  • Chi phí: Silicon 35.000 – 50.000 đồng/tuýp.

Quả cầu lấy gió thường là điểm dễ bị thấm nước nếu phần keo tiếp xúc giữa chân quả cầu và tấm tôn bị hở do Silicone bị lão hóa hoặc quá trình thi công lắp đặt bị ẩu. Khắc phục tình trạng trên rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy keo Silicone dán lại chỗ bị hở. Nếu keo cũ bị lão hóa hoặc bị bong ra, bạn có thể dùng vật sắc để cậy keo cũ ra và tra kín keo mới vào. 

Mái tôn bị dột

5. Xử lý thấm dột mái tôn bằng xăng và xốp

  • Áp dụng cho trường hợp: Hư hỏng nhẹ
  • Mức độ phức tạp: Dễ
  • Khả năng tự xử lý: Có
  • Dụng cụ, nguyên vật liệu: Xốp, Xăng
  • Chi phí: Xăng 22.000 – 25.000 đồng/1 lít xăng tùy thời điểm.

Xử lý thấm dột mái tôn bằng xăng và xốp là một phương pháp xử lý chống thấm dột vô cùng hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Xốp và xăng khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra phản ứng hóa học sản sinh ra một loại keo có khả năng chống nước và bám dính siêu cao. Bạn có thể sử dụng loại keo này để bít kín các khe quanh đầu nón vít bắn tôn hoặc những kẽ hở trên tấm lợp nghi ngờ gây dột nước cho công trình của mình. Lưu ý: Phương pháp này chỉ áp dụng cho những kẽ hở mái tôn với kích thước nhỏ và số lượng ít.

6. Xử lý kẽ hở gây thấm dột giữa mái tôn và tường

  • Mức độ phức tạp: Độ khó cao
  • Khả năng tự xử lý: Cần thợ chuyên nghiệp xử lý
  • Dụng cụ, nguyên vật liệu: Tôn, keo Silicon dán
  • Chi phí: Silicon 35.000 – 50.000 đồng/tuýp, tôn 70.000 – 100.000 đồng/m2.

Khe hở tiếp giáp giữa tường và mái tôn không được làm khít sát sẽ gây tinh trạng các vệt nước bẩn chảy xuống tường bên trong, đồng thời tạo điều kiện làm cho ẩm mốc/rong rêu phát triển gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng cho nội thất căn nhà. Để xử lý thấm dột khe hở giữa mái tôn và tường hiệu quả, bạn cần xác định mức độ lớn của khe hở để có phương pháp khắc phục sao cho phù hợp.

6.1. Đối với các khe hở nhỏ (nhỏ hơn 1cm)

  • Dùng keo chống thấm: Bắn trực tiếp keo chống thấm dột lên các khe hở nhỏ để lấp kín và ngăn chặn thấm dột tại vị trí tiếp giáp giữa tường và mái tôn.
  • Sử dụng màng chống thấm: Dùng màng chống thấm gốc Polymer hoặc màng Acrylic với độ đàn hồi cao để dán kín các khe hở, ngăn chặn tình trạng thấm nước và ứ đọng nước.

6.2. Xử lý các khe hở lớn (từ 1-5cm trở lên)

Đối với các kẽ hở lớn từ 1-5cm trở lên, biện pháp tối ưu nhất là bạn ốp thêm một tấm tôn được uốn cong hình chữ L để che kín khe hở vuông góc giữa tường và mái tôn. Sau đó, bạn dùng keo chống thấm để dán kín các vị trí tiếp giáp nhằm đảm bảo ngăn nước một cách triệt để.

Xử lý các gây thấm dột giữa mái tôn và tường bằng phương pháp ốp tôn

7. Khắc phục dột bằng cách quét sơn chống thấm lên mái tôn

  • Áp dụng cho trường hợp: Hư hỏng nhẹ đến trung bình
  • Mức độ phức tạp: Dễ đến trung bình
  • Khả năng tự xử lý: Có thể tự làm
  • Dụng cụ, nguyên vật liệu: Nước sạch, ru lô, sơn chống thấm
  • Chi phí: Sơn chống thấm 500.000 – 1.000.000 đồng/thùng 5 lít, Ru lô 40.000 – 60.000 đồng/cây.

Sơn chống thấm chuyên dụng là giải pháp tối ưu để chống dột mái tôn, nhờ khả năng tạo lớp phủ chống nước, bảo vệ mái tôn khỏi thẩm dột và ẩm mốc. Sản phẩm này có nhiều ưu điểm như độ bám dính tốt trên đa dạng bề mặt kim loại, chịu được nhiệt độ lên đến 30 độ C và tạo lớp màng bảo vệ tăng tuổi thọ mái tôn lên đến 5 năm. 

Để thực hiện xử lý dột bằng sơn chống thấm mái tôn, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:

  • Đối với tôn còn mới, chưa bị gỉ: Tiến hành làm sạch bề mặt mái tôn bằng vòi xịt nước để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, sơn trực tiếp lên mái tôn ít nhất 3 lớp với độ dày từ 300-500 micron, định mức 8m²/l sơn hoặc 2.67m²/l cho 3 lớp sơn. Mỗi lớp cách nhau 3 tiếng
  • Đối với tôn xuất hiện các vết gỉ: Bạn thực hiện làm sạch bề mặt tôn bị gỉ sét bằng giấy nhám, sau đó vệ sinh sạch sẽ bằng nước. Khi tôn đã khô, bạn phủ 3 lớp sơn chống thấm ít nhất với định mức như trên, mỗi lớp cách nhau khoảng 3 tiếng để sơn bám chắc hơn.

8. Khắc phục tôn thủng bằng keo chuyên dụng

  • Áp dụng cho trường hợp: Hư hỏng nhẹ đến trung bình
  • Mức độ phức tạp: Dễ đến khó
  • Khả năng tự xử lý: Đối với lỗ thủng nhỏ có thể tự làm, lỗ thủng lớn và dài nên gọi thợ
  • Dụng cụ, nguyên vật liệu: Tấm tôn nhỏ, Silicon.
  • Chi phí:  Silicon 35.000 – 50.000 đồng/tuýp.

Đây là phương pháp khá tương tự với việc vá lốp xe. Cụ thể trong phương pháp này, bạn sẽ sử dụng keo chuyên dụng hoặc miếng tôn nhỏ để trám những vết thủng trên mái tùy theo mức độ. Chi tiết như sau:

  • Đối với lỗ thủng nhỏ, đơn lẻ: Bạn chỉ việc bơm keo Silicon trám vào lỗ thủng sao cho tấm tôn được kín kẽ, nước không thể xâm nhập.
  • Đối với lỗ thủng lớn, dài: Bạn nên chuẩn bị một miếng tôn có cùng màu sắc với tấm lợp bị thủng. Miếng tôn này đóng vai trò như một mảnh “vá” giúp che lấp các lỗ hổng trên tấm lợp. Để gia cố miếng vá và chống nước xâm nhập, bạn bơm keo Silicon ở các cạnh tiếp xúc để dán chặt chúng lên mái tôn.

Mái tôn bị dột

9. Dùng nhựa đường xử lý chống dột mái tôn

  • Áp dụng cho trường hợp: Hư hỏng nhẹ đến trung bình
  • Mức độ phức tạp: Trung bình
  • Khả năng tự xử lý: Có nhưng cần sự khéo léo và cẩn thận cao.
  • Dụng cụ, nguyên vật liệu: Ru lô, nhựa đường
  • Chi phí: Ru lô 40.000 – 60.000 đồng/cây, nhựa đường lỏng 200.000 – 300.000 đồng/thùng 5 lít.

Nhựa đường – hay còn gọi là bitum được biết đến có khả năng chống thấm tốt, chịu được tác động của thời tiết khắc nghiệt và có độ bền cao. Nhựa đường giúp tạo lớp bảo vệ chống thấm trên bề mặt mái tôn, ngăn nước mưa xâm nhập và bảo vệ kết cấu công trình hiệu quả hơn. Có hai loại nhựa đường chính: nhựa đường đặc và nhựa đường lỏng (gồm lỏng đông đặc nhanh, vừa và chậm).

Để xử lý chống dột mái tôn bằng nhựa đường, bạn làm theo hướng dẫn sau của ETOT:

  • Bước 1 – Vệ sinh bề mặt: Dùng vòi nước để làm sạch sẽ bề mặt tôn chuẩn bị thực hiện biện pháp chống dột
  • Bước 2 – Pha dầu DO: Bạn pha dầu DO vào nhựa đường – việc này sẽ giúp hỗn hợp tăng hiệu quả chống thấm, ngăn chặn tình trạng dột mái
  • Bước 3 – Quét nhựa đường: Dùng ru lô nhúng vào hỗn hợp nhựa đường thu được ở bước 2, sau đó lăn đều lên mái tôn – đặc biệt là những khu vực bị dột.

10. Nắn lại những tôn bị móp gây trũng – ứ nước

  • Áp dụng cho trường hợp: Trung bình đến nặng
  • Mức độ phức tạp: Trung bình đến khó
  • Khả năng tự xử lý: Có thể tự làm với vết móp nhỏ, vết thủng lớn hơn nên nhờ thợ sửa chữa chuyên nghiệp
  • Dụng cụ, nguyên vật liệu: Đinh vít, dây thép, khoan bắn vít.

Mái tôn không may chịu tác động ngoại lực do vật thể lạ rơi trúng sẽ bị móp, dẫn đến tình trạng bị trũng và ứ nước. Tình trạng ứ nước lâu dài có khiến nước dần dâm nhập vào các kẽ hở nhỏ gây ra dột.

Do đó, để khắc phục tình ứ – dột do tôn móp, bạn hãy làm theo những hướng dẫn sau của ETOT:

  • Bước 1 – Khoan vít vào vị trí bị móp: Dùng vít nhọn bắn vào chính giữa khu vực mái bị móp. Lưu ý, bạn không nên vặn chặt tối đa mà nên để chừa một ít để có thể buộc dây thép vào.
  • Bước 2 – Buộc dây thép vào vít: Bạn tiến hành buộc chặt dây thép vào phần đầu nón của vít vừa bắn lên tôn ở Bước 1.
  • Bước 3 – Nắn tôn: Từ từ kéo dây thép căng lên phía trên. Lực kéo sẽ khiến đinh kéo tôn lên theo để trở lại vị trí ban đầu. Bạn nên thật sự khéo léo ở bước này sao cho việc nắn tôn đạt được hiệu quả kiểu dáng gần giống với lúc ban đầu nhất có thể.
  • Bước 4 – Gia cố: Sau khi nắn xong, bạn tiến hành tháo chiếc vít ra. Tiếp đó, dùng một miếng tôn khác đặt lên trên, bắn keo Silicon dán chặt lại để gia cố vị trí này chắc chắn hơn.

11. Thay thế phần tôn hư hỏng bằng tấm tôn mới chất lượng hơn

Trường hợp mái tôn bị hư hỏng nặng, xuất hiện nhiều lỗ thủng với kích thước lớn và không còn khả năng sửa chữa, bạn nên thay thế bằng tấm tôn mới để đảm bảo khả năng bảo vệ cho công trình cũng như đảm bảo chất lượng sống của chính bạn và những người thân yêu cho gia đình của mình.

Mái tôn bị dột

12. Liên hệ & nhận hỗ trợ từ các đơn vị chuyên sửa chữa mái

Nếu bạn không có kinh nghiệm hoặc cảm thấy việc sửa chữa mái tôn bị dột quá khó khăn và tốn thời gian, hãy liên hệ với các đơn vị chuyên sửa chữa mái để được hỗ trợ. Bạn nên lựa chọn những đơn vị có kinh nghiệm, uy tín để đảm bảo tuổi thọ sử dụng mái tôn được lâu dài, tránh phải sửa chữa lại nhiều lần.

Nếu bạn ở tại Hà Nội hoặc các tỉnh thành lân cận, ETOT là một đơn vị sửa chữa như vậy rất đáng để bạn tham khảo. Chúng tôi sở hữu đội ngũ kỹ sư và công nhân tay nghề cao với nhiều năm kinh nghiệm, đã khắc phục hàng trăm trường hợp mái tôn bị dột khó và phức tạp thành công với chi phí vô cùng hợp lý

Để được tư vấn và báo giá chi tiết cho trường hợp của bạn, hãy liên hệ trực tiếp với ETOT qua:

  • Địa chỉ: 959 Nguyễn Đức Thuận, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 556 776
  • Email: contact@etot.vn
  • Website: https://etot.vn

Trên đây là 12 cách xử trí mái tôn bị dột hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin trên, chúng tôi đã giúp bạn tìm được phương án khắc phục tốt nhất cho tình trạng dột của công trình mình. Chúc bạn thành công! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *