Quỹ đất hạn hẹp tại thành thị cùng với trào lưu ăn sạch giữa nạn thực phẩm bẩn tràn lan hiện nay, việc trồng rau trong nhà đang trở nên ngày càng phổ biến. Hiện tại, nhiều người băn khoăn nhà lợp mái tôn có trồng được rau không và cách trồng như thế nào để đạt hiệu quả nhất?
Đừng lo lắng! Trong bài viết này, ETOT sẽ giải đáp A-Z những thắc mắc của bạn và chia sẻ hướng dẫn chi tiết về cách trồng rau trên mái tôn an toàn, hiệu quả nhất.
Lợp mái tôn có trồng được rau không?
Có thể trồng rau trên sân thượng có lợp mái tôn. Trồng rau dưới mái tôn là một giải pháp khả thi để cung cấp nguồn rau sạch và an toàn cho gia đình, đặc biệt phù hợp với cuộc sống đô thị vốn eo hẹp đất trồng trọt và tràn lan thực phẩm bẩn.
Việc trồng trọt dưới mái tôn sẽ giúp bảo vệ rau khỏi các tác động gây hại của môi trường như mưa lớn, gió bão, sương,… Tuy nhiên, mái tôn có thể ngăn ánh sáng mặt trời chiếu vào rau, cản trở quang hợp – quá trình quan trọng giúp thực vật sinh trưởng và lớn lên. Do đó, khi quyết định trồng rau trên sân thượng có mái tôn, bạn cần dành nhiều sự quan tâm chăm sóc để “vườn xanh” của mình được phát triển tốt nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng rau trên mái tôn. Việc trồng rau trên mái tôn đem lại rất nhiều lợi ích h như: chống nóng, giảm tiếng ồn, lọc không khí xung quanh nhà và tăng tính thẩm mĩ cho ngôi nhà.
Lợi ích & nhược điểm của việc trồng rau dưới/trên mái tôn
Lợi ích & nhược điểm của việc trồng rau dưới mái tôn
Việc trồng rau tầng thượng dưới mái tôn sẽ mang lại một số lợi ích thiết thực cho gia chủ, có thể kể đến như:
- Tận dụng diện tích trống: Phần sân thượng là không gian trống thường ít khi được sử dụng, do đó, trồng rau trên đây giúp bạn tận dụng tối đa diện tích nhà ở để tạo ra những thêm lợi ích cho gia đình của mình.
- Rau sạch, an toàn: Khi trồng rau trên mái tôn, bạn có thể kiểm soát hoàn toàn nguồn nước tưới tiêu và phân bón, đảm bảo rau sạch 100% và an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, rau tự trồng luôn đảm bảo độ tươi ngon và chất dinh dưỡng cao hơn so với rau lưu cữu lâu ngày ở trong tủ lạnh..
- Cải thiện môi trường: Thông qua hoạt động quang hợp, rau xanh hấp thụ khí Cabonic và sản sinh Oxy giúp không khí trong nhà trở nên thông thoáng và trong lành hơn.
- Chống nóng hiệu quả: Việc trồng rau trên sân thượng sẽ tạo ra một “lớp cách nhiệt tự nhiên” giúp ngăn chặn sự truyền nhiệt từ mái tôn vào công trình, giúp ngôi nhà mát mẻ hơn trong mùa hè nắng nóng.
>>> Xem ngay: Kích thước tấm tôn lợp mái chuẩn (để mua và dự trù kinh phí hợp lý)
Tuy nhiên, việc trồng rau dưới mái tôn cũng tồn tại một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý trước khi bắt đầu:
- Cần đầu tư kiến thức: Để việc trồng rau thành công, đạt năng suất tốt, bạn cần đầu tư kiến thức nâng cao kỹ năng làm vườn của bản thân. Điều này có thể khiến bạn mất nhiều thời gian trong việc tìm hiểu tài liệu, sách báo, video, học hỏi kinh nghiệm người đi trước,… trước khi bắt tay vào việc trồng rau tại ngôi nhà của mình.
- Tốn nhiều công sức: Khi bắt tay vào trồng rau, bạn sẽ phải đối mặt & xử lý các vấn đề trong quá trình trồng rau như: sâu bệnh, rau bị khô héo, rủi ro mưa gió, chết cây,… gây tốn thời gian và công sức của bạn.
- Ảnh hưởng khi trồng rau dưới mái tôn: Mái tôn có thể hấp thụ nhiệt mạnh đồng thời ngăn cản ánh sáng chiếu xuống khiến rau kém hấp thụ các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp – gây tác động xấu đến sự phát triển của rau. Điều này đòi hỏi bạn cần có biện pháp chăm sóc kỹ lưỡng để rau phát triển được như mong muốn.
Lợi ích & nhược điểm của việc trồng rau trên mái tôn
Ưu điểm khi trồng rau trên mái tôn:
- Chống nóng mái nhà, tạo không gian xanh, mát: Trồng rau trên mái tôn giúp tăng diện tích phủ xanh cho ngôi nhà, góp phần cải thiện môi trường sống, mang lại bầu không khí trong lành, mát mẻ hơn. Cây xanh giúp hấp thụ nhiệt, giảm lượng nhiệt truyền vào nhà, từ đó chống nóng hiệu quả, đặc biệt phù hợp cho những khu vực có khí hậu nắng nóng.
- Giảm tiếng ồn: Mái nhà phủ xanh giúp giảm tiếng ồn từ môi trường xung quanh, tạo cảm giác yên tĩnh, thư giãn cho gia đình.
- Tự cung cấp nguồn rau sạch: Với diện tích mái tôn, bạn có thể trồng nhiều loại rau củ quả khác nhau, cung cấp nguồn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh cho gia đình. Rau xanh tự trồng không sử dụng hóa chất, an toàn cho sức khỏe, giúp bạn tiết kiệm chi phí mua thực phẩm. Quá trình trồng và chăm sóc rau cũng là hoạt động thư giãn, giải trí, giúp giảm stress hiệu quả.
- Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà: Vườn rau trên mái tôn tạo điểm nhấn ấn tượng, mang lại vẻ đẹp độc đáo, gần gũi với thiên nhiên cho ngôi nhà. Mái nhà xanh góp phần tô điểm cho cảnh quan chung của ngôi nhà, tạo môi trường sống xanh – sạch – đẹp.
Nhược điểm khi trồng rau phía trên mái tôn:
- Các chậu cây rau được đặt phía trên mái tôn nếu quá nặng, lâu ngày có thể làm biến dạng & xuống cấp mái tôn nhanh hơn – làm giảm công năng bảo vệ công trình của mái. Đồng thời việc trèo lên mái tôn thường xuyên để chăm sóc cây rau cũng khá nguy hiểm, gây ra rủi ro ngã từ trên cao gây thương tích – thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
- Nước đọng khi tưới cây có thể ảnh hưởng đến độ bền của mái tôn.
Cách trồng rau trên mái tôn an toàn, hiệu quả
Để trồng rau trên mái tôn an toàn và hiệu quả, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và hạt giống trồng rau
- Đất trồng
- Thùng xốp chứa đất (loại cao 30cm)
- Hạt giống, phân bón
- Các dụng cụ làm vườn: Bay xúc đất, bình tưới,…
Bước 2: Xử lý thoát nước thùng xốp chứa đất
Trước khi cho đất vào thùng xốp, bạn dùng dao tạo các lỗ thoát nước đều nhau trên thùng để tạo thuận lợi cho việc thoát nước, tránh ngập úng khi tưới nước “quá tay” hoặc gặp mưa lớn.
Tiếp đó, để tránh đất và phân bón không bị trôi ra ngoài theo lỗ thoát nước, bạn hãy trải một lớp lưới dưới đáy thùng, tiếp đó là một lớp rơm rạ khô. Việc này giúp đất và các chất dinh dưỡng được giữ tối đa bên trong thùng, tạo môi trường tốt nhất cho rau phát triển.
Bước 3: Xử lý đất trồng
Sau khi hoàn thiện lớp lót rơm, bạn tiến hành trộn đất với chất tạo xốp và phân bón theo tỉ lệ 5:3:2 để đảm bảo đất có đủ độ tơi xốp và dinh dưỡng. Sau đó, đổ đất đã trộn vào thùng cho đến khi đầy ¾ thể tích thùng. Việc xử lý đất đúng cách sẽ giúp rau có điều kiện sinh trưởng phát triển tốt nhất, mang lại sản lượng thu hoạch hiệu quả như mong muốn.
Bước 4: Ủ hạt giống
Ủ hạt giống đúng cách là bước quan trọng để đảm bảo tỉ lệ nảy mầm cao, giúp quá trình tự trồng rau thành công hơn. Để thực hiện bước này, bạn ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng từ 10 đến 15 tiếng cho đến khi nứt vỏ.
Sau khi hạt giống đã nứt vỏ, bạn cần rửa sạch lại với nước để loại bỏ các chất cặn bẩn và chuẩn bị tiến hành bước gieo hạt.
Bước 5: Gieo hạt
Khi hạt giống đã được ủ kỹ và nứt vỏ, bạn tiến hành gieo chúng xuống đất. Bạn lưu ý gieo hạt với mật độ phù hợp, tránh gieo quá dày để cây rau có đủ không gian phát triển.
Sau khi gieo hạt, bạn có thể phủ một lớp vải mỏng lên trên. Lớp vải này giúp giữ ẩm cho hạt, tạo điều kiện lý tưởng giúp thúc đẩy quá trình nảy mầm của rau được nhanh chóng hơn.
Lưu ý khi trồng rau trong/trên nhà mái tôn
Khi dự định trồng rau trong nhà mái tôn, bạn cần thực sự lưu ý những vấn đề sau:
- Phòng chống hư hại mái tôn: Cần lưu ý trọng lượng của chậu trồng cũng như tình trạng tôn nếu bạn dự định trồng rau trên mái. Điều này là bởi, trọng lượng chậu quá nặng hoặc tôn đã quá xuống cấp sẽ khiến mái bị biến dạng, thậm chí là sập xuống gây mất an toàn nếu có người ở bên dưới. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh để nhiều chậu tập trung tại một chỗ trên mái, việc này cũng có thể tạo áp lực khiến tôn bị biến dạng, làm giảm khả năng bảo vệ công trình.
- Lưu ý an toàn sức khỏe: Nếu bạn trồng rau phía trên mái tôn, bạn cần hết sức cẩn thận mỗi khi leo lên mái bởi nếu không cẩn thận sẽ có thể dẫn đến ngã từ trên cao, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bạn. Tốt hơn hết là bạn nên đầu tư vòi tự tưới hoặc tưới nước từ xa bằng vòi phun (nếu có thể) để giảm thiểu số lần phải leo lên mái chăm sóc cây rau.
- Giảm nhiệt khi trời nắng nóng: Khi trời nắng nóng, nhiệt độ bên dưới mái thường cao do tôn thường hấp thụ nhiệt mạnh. Nhiệt độ cao là yếu tố khiến rau hấp thu chất dinh dưỡng kém hơn, dẫn đến tình trạng héo úa. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên lưu ý tuới nước thường xuyên để giảm nhiệt hoặc sử dụng bộ tự tưới để luôn duy trì môi trường phát triển tốt nhất cho rau.
- Di chuyển chậu đất: Trong trường hợp bạn trồng rau ở phía dưới mái tôn, bạn nên thường xuyên di chuyển chậu đến nơi có ánh sáng mặt trời để kích thích quang hợp, giúp rau phát triển tốt hơn. Ngược lại, khi trời bão lớn, bạn nên di chuyển chậu cây che chắn dưới mái tôn nơi khuất gió để tránh bị gió mạnh làm hư hại.
Còn nếu bạn muốn trồng rau trên mái tôn thì cần chú ý những điều sau:
- Trước khi trồng rau trên mái tôn, bạn cần lưu ý đến khả năng tải trọng của mái tôn xem việc trồng cây có ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của mái tôn và kiến trúc của tổng thể ngôi nhà hay không.
- Cần đảm bảo vấn đề thoát nước và chống thấm cho mái tôn khi trồng rau ở trên đây.
>>> Xem ngay: Dịch vụ sửa chữa mái tôn (chống thấm dột, chống thấm mái) trọn gói chuyên nghiệp, giá rẻ
Gợi ý các loại rau trồng trong nhà mái tôn
Khi cân nhắc các loại rau dự định trồng trong nhà mái tôn, bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại cây dễ chăm sóc & sinh trưởng. Một số loại rau mà bạn có thể tham khảo tùy vị trí bạn trồng rau trong nhà mái tôn sẽ là:
- Trồng rau phía dưới mái tôn: Đây là khu vực được che chắn bởi mái tôn thường xuyên nên ánh sáng sẽ hơn so với trồng ngoài trời. Do đó, bạn nên trồng những cây ưa môi trường thoáng mát và ít ánh sáng chiếu vào trực tiếp như: Rau mầm, lá lốt, mùi tàu, rau húng, xà lách, cải cúc, cải thìa, cải xoăn, súp lơ,…
- Trồng rau phía trên mái tôn: Đây là khu vực ngoài trời thoáng mát, tiếp xúc trực tiếp với mưa nắng. Do đó, bạn nên chọn những cây rau dễ trồng, chịu được thời tiết khắc nghiệt tốt như: Rau muống, rau mồng tơi, rau dền, ớt chỉ thiên,…
Trên đây là toàn bộ giải đáp của ETOT cho thắc mắc “Lợp mái tôn có trồng được rau không?” và tất tần tật những kinh nghiệm hữu ích để trồng rau trong nhà mái tôn đạt hiệu quả tốt nhất. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, bạn đã có thể tự trồng được những cây rau đầu tiên từ chính tầng thượng nhà mình. Chúc bạn thành công!
>> Xem ngay: 30 Mẫu nhà cấp 4 mái tôn đẹp
>>> Xem ngay: Những vật liệu lợp mái nhà được ưa chuộng chống nóng tốt