Lợp mái tôn có phải xin phép không? – Các trường hợp cụ thể

Lợp mái tôn có phải xin phép không? Trong bài viết này, ETOT sẽ giúp bạn giải đáp A-Z những thắc mắc trên cũng như hướng dẫn chi tiết thủ tục đề nghị cấp phép lợp mái nếu bạn thuộc diện phải xin phép.

Cùng bắt đầu nhé!

Lợp mái tôn có phải xin phép không? Các trường hợp được miễn xin cấp giấy phép xây dựng khi lợp mái tôn

Việc lợp mái tôn có cần xin phép hay không phụ thuộc vào trường hợp cụ thể của bạn.

Theo luật Xây dựng 2014Luật sửa đổi, bổ sung của Luật Xây dựng năm 2020, trường hợp lợp mái tôn phải và không phải xin phép có thể tóm tắt như sau:

– Trường hợp không cần xin phép khi lợp mái tôn:

  • Sửa chữa, cải tạo mái tôn:
    • Diện tích sàn sửa chữa, cải tạo không quá 20m²
    • Không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, ảnh hưởng đến môi trường, an toàn công trình
    • Không thuộc khu vực có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc khu vực có quy định về quản lý kiến trúc
  • Lắp đặt mái tôn:
    • Mái tôn che, mái hiên cho nhà ở
    • Mái tôn chống nóng cho nhà ở
    • Mái tôn cho nhà kho, xưởng, khu vực phụ trợ có diện tích sàn dưới 100m²

Lợp mái tôn có phải xin phép không

– Trường hợp cần xin phép khi lợp mái tôn:

  • Xây dựng mới công trình có mái tôn:
    • Bao gồm cả nhà ở và các công trình khác
  • Sửa chữa, cải tạo mái tôn:
    • Làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, ảnh hưởng đến môi trường, an toàn công trình
    • Thuộc khu vực có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc khu vực có quy định về quản lý kiến trúc
  • Lắp đặt mái tôn:
    • Mái che, mái hiên cho nhà ở kiên cố (có kết cấu khung, mái, sàn)
    • Mái tôn che cho khu vực để xe, nhà kho, xưởng, khu vực phụ trợ có diện tích sàn từ 100m² trở lên

Lợp mái tôn có phải xin phép không

Chế tài xử phạt cho việc lợp mái tôn không xin phép

Nếu công trình lợp mái tôn không thuộc diện miễn trừ cấp phép xây dựng ở trên, chủ đầu tư thi công sẽ bị xử phạt từ 60 triệu – 140 triệu tùy loại hình công trình và bị buộc phải tháo dỡ phần công trình vi phạm. Cụ thể, theo khoản 7, 15 Điều 16 và Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP mức xử phạt chi tiết cho hành vi này như sau:

Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
  • Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
  • Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Đối với hành vi vi phạm bị phát hiện trong giai đoạn thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục thực hiện nghĩa vụ xin cấp phép xây dựng trong thời hạn 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng, 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 

Khi hết thời hạn đã kể trên, cá nhân vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng được cấp hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định thì người có thẩm quyền xử phạt ra văn bản thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm trong thời hạn 15 ngày kể từ khi có thông báo. 

Nếu cá nhân, tổ chức không chấp hành việc tự phá dỡ phần công trình vi phạm trong thời hạn ở trên, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ ra quyết định thi hành cưỡng chế. Mọi chi phí cho việc cưỡng chế, cá nhân/tổ chức vi phạm sẽ phải có trách nhiệm thanh toán.

Thủ tục xin cấp phép lợp mái tôn

Căn cứ theo khoản 1 Điều 95 Luật Xây dựng 2014, thủ tục đề nghị cấp phép xây dựng trong trường hợp lợp mái phải xin phép bao gồm những giấy tờ, hồ sơ như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng;
  • Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Xin cấp phép lợp mái tôn ở đâu?

Căn cứ tại Điều 103 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung của Luật Xây dựng năm 2020), tùy theo quy mô công trình mà chủ đầu tư xin cấp phép lợp mái tôn tại:

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của ETOT cho thắc mắc “Lợp mái tôn có phải xin phép không?” và những chia sẻ chi tiết về thủ tục đề nghị cấp phép lợp mái trong trường hợp thuộc diện phải xin phép. Hy vọng với những thông tin trong bài viết, bạn đã hiểu rõ công trình dự định lợp mái của mình có phải xin phép hay không và có thể tự thực hiện việc đề nghị cấp phép xây dựng một cách suôn sẻ và nhanh chóng. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *