Làm mái che có phải xin phép? – Giải đáp chi tiết

Rất nhiều hộ gia đình thắc mắc làm mái che có phải xin phép không. Bởi vì đây là một bước xây dựng quen thuộc trong công trình, do đó cần chuẩn bị mọi thứ thật cẩn thận. Trong bài viết dưới đây, ETOT sẽ giúp giải đáp các vấn đề liên quan đến xin phép làm mái che và những lưu ý khác nhé.

Giải đáp thắc mắc làm mái che có phải xin phép không?

“Làm mái che có phải xin phép hay không?” thì tùy vào từng trường hợp sẽ có câu trả lời khác nhau.

Trường hợp không phải xin phép

Theo Pháp luật Việt Nam quy định thì hầu hết các công trình xây dựng, cải tạo, thi công kiến trúc đều phải xin giấy phép từ bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên vẫn có những trường hợp loại lệ không cần xin giấy cấp phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

  • Những công trình thi công theo lệnh khẩn của Nhà nước và công trình nằm trên địa bàn của 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
  • Các công trình phụ xây dựng nhằm mục đích phục vụ công trình chính.
  • Những công trình xây dựng thuộc vào dự án do các cấp ban ngành quyết định đầu tư.
  • Các công trình thi công theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan chức năng phê duyệt trước đó.
  • Những giai đoạn sửa chữa, cải tạo nhưng không làm ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng của công trình và môi trường.
  • Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển, trừ những vị trí trong khu bảo tồn, di tích lịch sử.
  • Công trình xây dựng nằm trong dự án của khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp có quy hoạch chi tiết 1/5000 đã được cơ quan Nhà nước phê duyệt.
  • Nhà ở có quy mô dưới 7 tầng cùng tổng diện tích sàn dưới 500m2 và có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan Nhà nước cho phép.

Dựa vào quyết định ban hành từ ngày 19/11/2014 do sở GTVT Hà Nội họp với UBND các quận huyện về vấn đề quản lý giao thông đô thị trên địa bàn thành phố. Người dân được phép lắp đặt mái che mà không cần xin giấy phép của cơ quan chức năng. Nhờ vậy mà mọi người bớt được các giấy tờ, thủ tục rườm rà và tiết kiệm thời gian.

Những đối với các công trình làm mái che có diện tích quá lớn thì vẫn phải làm thủ tục xin giấy phép xây dựng.

Làm mái che có phải xin phép

Các trường hợp cần xin phép

Mọi người cần nắm rõ các trường hợp phải xin phép khi làm mái che để tránh vi phạm.

  • Thi công mái che cho bãi đỗ xe, xưởng gia công, trang trại, nhà kho,… Tại các khu vực thành phố, nơi đã có dự án quy hoạch.
  • Quy trình sửa lại mái che có ảnh hưởng đến cấu trúc mặt ngoài tiếp giáp với đường trong khu đô thị.
  • Những công trình thi công mái che bằng tôn làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị hoặc môi trường xung quanh.
  • Sửa sang mái che có làm ảnh hưởng đến tính chịu lực của công trình.

Làm mái che có phải xin phép

>>> Tham khảo thêm: Lợp mái tôn có phải xin phép không? – Các trường hợp cụ thể

Những lưu ý khi làm mái che

Để thực hiện thi công mái che đúng pháp luật thi mọi người cần nắm rõ các quy định sau.

Màu bạt mái che

Tất cả các mái che, mái hiên nằm trong khu vực quy định phải có màu đồng nhất, điều này đảm bảo vẻ đẹp thẩm quan đô thị. Tuyệt đối không dùng các màu sắc lòe loẹt hoặc quá tối làm ảnh hưởng đến thị giác cũng như sự an toàn của những người tham gia giao thông.

Chiều cao của mái che

Tất cả mái che, mái hiên khi lắp đặt cần đảm bảo độ cao tối thiểu tính từ mặt đường vỉa hè cho đến mái là 3,5m. Với phần khung đưa ra thấp nhất là 3m so với mặt vỉa hè. Còn phần rủ mái hiên theo quy định nằm trong khoảng 30cm.

Phần đưa ra của mái che tính từ mép tường công trình, mép nhà tối đa 3m. Đặc biệt phải chú ý đảm bảo cách mép bên ngoài vỉa hè 1m.

Làm mái che có phải xin phép

Các quy định khác

Trong quá trình thi công mái che thì chủ đầu tư cần đảm bảo một số quy định khác như.

  • Mái hiên xuống cấp, rách hoặc đã cũ cần tiến hành sửa chữa hoặc thanh thế kịp thời. Nên sử dụng màu tôn đồng nhất với khu vực xung quanh để đảm tính thẩm mỹ của cảnh quan đô thị, làng xóm.
  • Không treo hàng, phơi đồ lên mái che sẽ làm mất cảnh quan của khu vực xung quanh.
  • Nếu cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về thi công mái che sẽ bị xử lý, nặng nhất là cưỡng chế tháo dỡ. Do đó mọi người nên tìm hiểu khu vực mình kinh doanh/sinh sống có cho phép lắp đặt mái che không để tránh mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

Làm mái che có phải xin phép

Trên đây là giải đáp của ETOT về thắc mắc làm mái che có phải xin phép hay không. Mỗi loại công trình sẽ có đặc điểm riêng, vậy nên chủ đầu tư cần tìm hiểu để đảm bảo thi công đúng pháp luật. Điều này giúp quá trình xây dựng diễn ra nhanh chóng, an toàn và không mất nhiều thời gian, tiền bạc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *