Cách tính độ dốc mái ngói nhanh chóng, chính xác

Việc tính toán độ dốc mái nhà chuẩn xác sẽ giúp bạn sở hữu một mái nhà đẹp, hài hoà với kiến trúc công trình, thoát nước tốt và đảm bảo độ bền – tuổi thọ công trình lâu dài. Trong bài viết này, ETOT sẽ hướng dẫn bạn cách tính độ dốc mái ngói nhanh chóng – chính xác nhất, cũng như giúp bạn biết độ dốc mái ngói tối thiểu của các loại mái phổ biến nhất hiện nay.

Cùng bắt đầu nhé!

Cách tính độ dốc mái ngói nhanh chóng, chính xác

Để thực hiện cách tính độ dốc mái ngói và các chất liệu mái khác, bạn áp dụng công thức sau:

Độ dốc (%) = (Chiều cao mái nhà / Chiều dài một bên mái) x 100%

Cách tính độ dốc mái ngói

Ví dụ: Mái ngói nhà bạn cao 3m, chiều dài một bên mái là 10m. Áp dụng công thức trên, độ dốc mái ngói nhà bạn sẽ là: 

Độ dốc (%) = (3 / 10) x 100% = 30%

Độ dốc mái ngói tối thiểu là bao nhiêu?

Nhìn chung, độ dốc tối thiểu của mái ngói nhìn chung sẽ dao động từ 30% trở lên, trừ một số trường hợp cá biệt như mái bằng thì độ dốc sẽ nhỏ hơn 8%. Cụ thể, thông số độ dốc mái ngói tối thiểu ở từng loại sẽ như sau:

  • Mái bằng: Độ dốc nên nhỏ hơn 8%. Hầu hết các công trình mái bằng hiện nay, độ dốc mái thường được thiết kế ở khoảng 2%.
  • Ngói âm dương: Các công trình sử dụng ngói âm dương như ngói Thái, ngói Nhật thường có độ dốc ở mức 40% là hợp lý.
  • Ngói vảy cá, ngói móc: Với các ngói vảy cá, độ dốc sẽ thường nằm trong khoảng 50 – 80%.
  • Ngói xi măng: Mái ngối xi măng sẽ có độ dốc tiêu chuẩn nằm trong khoảng 45 – 75%
  • Mái đổ bê tông: Mái đổ bê tông dán ngói có dộ dốc tối thiểu khoảng 30%.

Những ảnh hưởng của độ dốc mái đến công trình

Độ dốc mái ảnh hưởng đến nhiều yếu tố của công trình như:

  • Khả năng thoát nước: Độ dốc mái càng cao, khả năng thoát nước càng tốt, giúp hạn chế tình trạng ứ đọng nước trên mái, gây thấm dột và rong rêu.
  • Tính thẩm mỹ: Độ dốc mái góp phần tạo nên vẻ đẹp tổng thể cho ngôi nhà. Mái nhà có độ dốc hợp lý và phù hợp với phong cách (Ví dụ: Mái Thái cần cao, mái ngói bằng cần thấp) sẽ mang lại sự hài hòa và cân đối cho kiến trúc.
  • Bảo trì: Độ dốc mái đúng kỹ thuật sẽ giúp phần mái tránh các tác động có hại từ tình trạng nước ứ đọng gây rong rêu và dột nước vào trong công trình.
  • Chi phí thi công: Độ dốc mái càng cao thường dẫn đến chi phí thi công cao hơn do sử dụng nhiều vật liệu và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp trong thi công để hoàn thiện. Tuy nhiên về lâu dài việc có mái cao sẽ giúp bạn giảm chi phí sửa chữa, bảo trì do không bị tình trạng rong rêu và ứ dột nước trongcông trình

Cách tính độ dốc mái ngói

Một số lưu ý về tỷ lệ dốc của mái ngói

Trong quá trình tính toán độ dốc mái ngói để tiến hành thi công cho ngôi nhà mình, bạn nên hết sức lưu ý những vấn đề sau:

  • Đối với ngói xi măng hoặc ngói có gờ chắn ngang, chúng cần được tính toán lợp với độ dốc thấp hơn so với các loại ngói khác.
  • Độ dốc mái nên lớn hơn 30% (khoảng 20 độ) để đảm bảo khả năng thoát nước của công trình. Nếu độ dốc nhỏ hơn 30%, điều này sẽ gây ra rủi ro ảnh hưởng đến công năng của mái ngói, dễ dẫn đến ứ nước gây dột, tạo rong rêu, hình thành vệt nước bẩn khó coi bám trên trần/tường nhà,….
  • Trong những trường hợp không thể lợp mái tỷ lệ độ dốc tối thiểu, bạn có thể thi công miếng dán tôn chống dột hoặc chồng mí để đảm bảo an toàn cho công trình khi có mưa bão xảy ra.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của ETOT về cách tính độ dốc mái ngói nhanh chóng và chuẩn xác. Hy vọng qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn có thể tự tính toán được độ dốc mái ngói lý tưởng cho công trình của mình. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *